Các bài tập luyện nghe cho trẻ tự kỷ

CÁC BÀI TẬP LUYỆN NGHE CHO TRẺ TỰ KỶ

Các bài tập luyện nghe cho trẻ tự kỷ

Các bài tập luyện nghe cho trẻ tự kỷ. Chúng ta có thể luyện nghe cho trẻ bằng cách chơi các trò chơi. Trò chơi sẽ giúp trẻ thích thú hơn và nhờ đó sẽ tăng cường khả năng chú ý lắng nghe và phát triển khả năng nói cho trẻ.

 

Các bài tập luyện nghe cho trẻ tự kỷ
Các bài tập luyện nghe cho trẻ tự kỷ

Một số trò chơi luyện nghe cho trẻ tự kỷ

  1. Phân biệt các loại âm thanh

Dùng những hộp bia hay là hộp giấy. Cùng với trẻ em, sáng tạo những dụng cụ phát âm, bằng cách bỏ vào hộp nhiều nội dung khác nhau: gạo, sỏi, cát, hạt đậu xanh… đậy ván.

Mỗi thứ nội dung, sử dụng hai hộp với liều lượng giống nhau.

Lúc đầu, trẻ em tha hồ chơi tùy nghi: ném xa…

Sau đó chúng ta yêu cầu trẻ em tìm ra hai loại âm thanh giống nhau: cát ở đâu? gạo ở đâu? Sỏi ở đâu?

Hình thức bên ngoài phải thay đổi, để trẻ em đừng dùng cách phân biệt bằng hình ảnh.

Các bài tập luyện nghe cho trẻ tự kỷ
Các bài tập luyện nghe cho trẻ tự kỷ
  1. Trò chơi xác nhận và phân biệt các loại âm thanh khác nhau

Chúng ta sử dụng nhiều đồ chơi phát âm như còi, tu huýt, chuông…

Giai đoạn một: Để cho trẻ em tự mình khai phá và vui nhộn tùy ý của mỗi em

Gia đoạn hai: Dùng mỗi loại 2 đơn vị. Chúng ta phát âm với một đồ chơi và yêu cầu trẻ em cũng dùng một đồ chơi giống chúng ta.

Giai đoạn ba: Trẻ em chỉ nghe và không thấy dụng cụ. Yêu cầu trẻ em tìm dụng cụ được sử dụng

Giai đoạn bốn: Chỉ gọi tên dụng cụ hay đưa ra một tấm hình. Yêu cầu trẻ em đi tìm dụng cụ.

Giai đoạn năm: Em thích dụng cụ nào? Chỉ hay là gọi tên. Ban đầu chỉ thẳng dụng cụ. sau đó, chỉ hình ảnh. cần giúp trẻ em làm đứng cử điệu “chỉ” bằng ngón tay trỏ.

Giai đoạn sáu: dụng cụ được gói ghém trong một bao túi bằng lực mỏng. Yêu cầu trẻ em khám phá bằng tay nhận ra nội dung, bằng cách gọi tên hay là đưa tay chỉ dụng cụ tương tự.

  1. Trò chơi bịt mắt tìm người

Các bài tập luyện nghe cho trẻ tự kỷ, Nếu trẻ em không quá rụt rè lo sợ, chúng ta bịt mắt trẻ em. Cách trẻ em vài ba bước, trước, sau, bên phải hoặc bên trái, chúng ta phát ra một âm thanh làm tín hiệu và yêu cầu trẻ em định hướng tìm đến nguồn phát âm.

  1. Phân biệt âm thanh Chậm-Nhanh, Mạnh-Yếu, Lớn-Nhỏ

Kết hợp một tiếng trống với một con vật và yêu cầu trẻ em,, khi nghe một hồi trống, giả vờ làm con vật tương đương đã được ấn định. Chúng ta thay đổi tiếng trống, để trẻ em linh động thay đổi thể thức đi đừng chạy nhảy. Nếu lớp học có hai giáo viên, một giáo viên gõ trống và giáo viên thứ hai trình bày cách làm

Đối với trẻ em có mức độ yếu, chúng ta chỉ sử dụng 2 tiêu chuẩn nhanh chậm và yêu cầu trẻ em tôn trọng chỉ thị

Chậm: bước đi

Nhanh: chạy

Đối với trẻ em có mức độ cao; kết hợp 4 tiêu chuẩn:

Mạnh: bắt chước bước chân con voi, đập mạnh bàn chân vào đất

Yếu: đi đầu ngón chân

Chậm: đi

Nhanh: chạy

Các bài tập luyện nghe cho trẻ tự kỷ
Các bài tập luyện nghe cho trẻ tự kỷ
  1. Ghi âm những tiếng động quen thuộc

Tiếng chuông, tiếng chó sủa, tiếng quạ kêu, tiếng bò rống… Xếp đặt trước mặt trẻ em bốn hình ảnh: chuông, chó, quạ, bò… Mở máy ghi âm và yêu cầu trẻ em lựa chọn một hình ảnh thích ứng.

Chơi là cách tiếp thu tốt nhất các bài học của trẻ nhỏ, do đó chúng ta luôn tạo ra các trò chơi cho trẻ, trẻ vừa chơi nhưng lại được học. Trẻ vui vẻ thoải mái. Chúng ta cũng cảm thấy nhẹ nhàng khi cùng tham gia chơi với trẻ. Hãy đưa các bài tập luyện nghe cho trẻ tự kỷ thành các trò chơi thú vị, hãy tận dụng các âm thanh bên ngoài gần gũi với con bạn như khi bé được đi chơi, bé được vào các khu trò chơi, khi mưa, sấm sét… hãy tạo cơ hội cho con được lắng nghe mọi âm thanh xung quanh trẻ.

Vấn đề nghe của trẻ em khuyết khuyết rất phức tạp.Có ngày chúng nó nghe một cách bình thường, ngày khác chúng có những khó khăn đặc biệt. Khả năng của chúng cũng còn tùy thuộc vị trí phát âm. Khi chúng ta lại gần, chúng nó có thể ghi nhận một cách dễ dàng. Nhưng khi chúng ta ở đằng sau hay là ở hai bên cạnh, phản ứng của chúng nó có thể giống như một trẻ em khiếm thính. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta cần ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Địa chỉ: Nhà số 5 – Ngõ 100/33 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội

Điện thoại: 04.26295 3584 – Hotline: 0965346227

E-mail: congcuchotre@gmail.com

Website: http://www.Milor.com.vn – www.ark-usa.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *