Chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ

Chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ

Chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ.

Chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ. Trẻ bình thường đều trải qua các giai đoạn phát triển ngôn ngữ khác nhau trong những năm đầu đời. Tuy nhiên đối với trẻ tự kỷ thì việc phát triển ngôn ngữ lại rất chậm hơn. Và nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến trí tuệ và thành công của trẻ trong tương lai.

Chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ
Chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ không phải là tình trạng hiếm gặp. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ dị tật ở cơ quan phát âm, thính giác của trẻ có vấn đề, não bị tổn thương, chậm phát triển về trí lực hay trẻ bị tự kỷ, bại não… Nhiều trẻ tự kỷ ít bập bẹ trong năm đầu tiên. Nhiều trẻ gần như câm nín cho đến 5 tuổi. Khoảng 1/2 trẻ tự kỷ sẽ bị câm nín suốt đời. Một số trẻ tự kỷ vẫn có sự phát triển về ngôn ngữ. Nhưng cách phát âm và cách biểu đạt ngôn ngữ lại có những dấu hiệu bất thường. Trẻ tự kỷ thường có những câu nói vô nghĩa, nhại lại lời người khác.

Triệu chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ nhìn chung đều không có biểu hiển rõ ràng. Tuy nhiên, cha mẹ tinh ý vẫn có thể phát hiện nếu chú ý những dấu hiệu sau:

– Trẻ có dấu hiệu nói lắp

– Trẻ bị nói ngọng.

– Trẻ thường nói những câu không hoàn thiện, bỏ sót từ…

– Trẻ có biểu hiện thờ ơ, không lắng nghe khi người khác nói chuyện với mình, kể cả người thân như ông bà, bố mẹ.

– Trẻ không hiểu những câu nói phức tạp và không quan tâm đến người đang đọc sách cho mình nghe.

– Trẻ tiếp thu chậm mọi lời nói của bố mẹ và thường không làm theo.

Chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ
Chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ

Phân loại chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ

Rối loạn tiếp thu ngôn ngữ: Trẻ rối loạn tiếp thu ngôn ngữ khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ. Tức là, trẻ có vấn đề khi tiếp nhận ý nghĩa của các từ mình nhìn thấy hoặc nghe được. Làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và các hoạt động khác tại trường.

Rối loạn diễn đạt ngôn ngữ: Trẻ rối loạn diễn đạt ngôn ngữ chủ yếu gặp vấn đề khi sử dụng ngôn ngữ. Trẻ có thể hiểu những gì người khác nói, nhưng lại cảm thấy khó khăn khi thể hiện cảm xúc hay suy nghĩ của mình. Rối loạn có thể ảnh hưởng ở cả ngôn ngữ nói và viết.

Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ

Đáp ứng tốt nhu cầu về thể chất, cảm xúc và tâm lý của trẻ

Nếu bé không khỏe mạnh, không được yêu thương, thì chắc chắn khả năng nói của bé sẽ không thể tốt như những đứa trẻ bình thường khác. Vì vậy, cha mẹ cần phải đáp ứng tốt nhu cầu về thể chất như chế độ dinh dưỡng hàng ngày chẳng hạn để bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Ngoài ra, cha mẹ cần tạo môi trường giao tiếp thuận lợi để bé có cơ hội ghi nhớ từ vựng và phát triển ngôn ngữ trong 4 năm đầu đời.

Tạo môi trường ngôn ngữ thuận lợi

Bé nói nhiều, nói ít, nói chậm hay nói nhanh phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống của bé. Nếu môi trường bất lợi về ngôn ngữ thì khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của bé sẽ giảm. Vì vậy, cha mẹ nên đưa bé đến những nơi đông vui, có nhiều hoạt động để bé được thể tiếp thu ngôn ngữ một cách đa dạng và dễ dàng nhất.

Chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ
Chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ
  • Khi giao tiếp với trẻ cần giao tiếp với trẻ ở vị trí ngang tầm mắt. Hãy gọi tên và yêu cầu trẻ nhìn mắt.
  • Nói đơn giản, dễ hiểu, chậm và rõ ràng.
  • Cùng trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, ca hát, kể chuyện, bắt chước các hoạt động. Chơi ú òa, nu nống, chi cành, kéo cưa, chơi búp bê,…… một cách thường xuyên và lặp đi lặp lại.
  • Hãy hướng dẫn trẻ chỉ tay bằng ngón trỏ vào thứ mình muốn hoặc bắt chước âm thanh, hành động người lớn hướng dẫn. Việc đáp ứng trẻ ngay lập tức sẽ khiến cho hành vi không mong muốn ở trẻ được củng cố và có thể hạn chế sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ vì trẻ sẽ quen với việc chỉ cần khóc, kéo tay người lớn là có được thứ trẻ thích.
  • Cho trẻ có thời gian để xử lý thông tin khi đưa ra yêu cầu với trẻ. Hãy chờ đợi trẻ phản ứng trong 5-7s, nếu trẻ không thực hiện được, hãy làm mẫu giúp trẻ. Lặp lại nhiều lần trong các tình huống, yêu cầu khác nhau.
  • Hãy khen ngợi và động viên trẻ ngay lập tức khi trẻ thực hiện được phần nào yêu cầu bạn đưa ra cho trẻ. Có thể thưởng trẻ bằng thứ trẻ thích khi trẻ thực hiện được yêu cầu.
  • Tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ bằng cách tận dụng mọi tình huống trong sinh hoạt hàng ngày (ăn, tắm, ngủ, trên xe bus…) để nói chuyện và chơi cùng trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ xem tivi. Nếu cho trẻ xem tivi, hãy cùng trẻ chỉ và gọi tên các hình ảnh, hoạt động nhìn thấy trên tivi.

Đặc biệt, để có thể khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ thì cha mẹ cần bình tĩnh, kiên trì, linh hoạt, sáng tạo để có thể giúp đỡ trẻ một cách hiệu quả.


CÔNG TY TNHH MILOR VIỆT NAM

Địa chỉ: Nhà số 5 – Ngõ 100/33 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội

Điện thoại: 04.26295 3584 – Hotline: 0965346227

E-mail: congcuchotre@gmail.com

Website: http://www.Milor.com.vn – www.ark-usa.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *