Hành vi tự làm tổn thương ở trẻ tự kỷ

Hành vi tự làm tổn thương ở trẻ tự kỷ

Hành vi tự làm tổn thương ở trẻ tự kỷ.

Hành vi tự làm tổn thương ở trẻ tự kỷ là những hành vi xuất hiện khi trẻ cảm thấy căng thẳng hoặc tức giận vì một lý do nào đó. Hành vi tự làm tổn thương là bất kỳ hành vi tự ý nào gây ra đỏ da, thâm tím hoặc những tổn thương khác cho cơ thể của bé. Ví dụ như: trẻ tự tát vào mặt, đập đầu vào tường, tự đấm vào lồng ngực….

Tại sao lại có những hành vi tự làm tổn thương ở trẻ tự kỷ

Những hành vi tự làm tổn thương ở trẻ tự kỷ thường xuất hiện ở các bé trai nhiều hơn so với các bé gái. Ngoài một số rối loạn về thể chất có thể dẫn đến tự làm tổn thương. Hành vi này có thể là một cách để gây sự chú ý của mọi người xung quanh. Đối với trẻ khuyết tật, có rối loạn ngôn ngữ, vì không thể bộc lộ bằng lời nói. Trẻ dùng hành vi này để bày tỏ nỗi đau khổ hoặc sự bất mãn, tức giận về một vấn đề nào đó.
Môi trường của bé có vai trò quan trọng trong việc xác định hành vi tự làm tổn thương có tiếp tục hay không. Đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ mới tập đi, cách gia đình phản ứng với hành vi tự làm tổn thương của bé là một yếu tố quan trọng.
Hành vi tự làm tổn thương ở trẻ tự kỷ
Hành vi tự làm tổn thương ở trẻ tự kỷ

Những hành vi tự làm tổn thương ở trẻ tự kỷ và biện pháp can thiệp.

Hành vi tự đập đầu

Đập đầu là một dạng của hành vi tự làm tổn thương. Bé va đầu – mạnh hoặc nhẹ – vào những bộ phận khác của cơ thể, người khác hoặc những đồ vật. Hành vi đập đầu thường xuất hiện ở trẻ dưới 4 tuổi.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến hành vi bệnh lý dẫn đến hành vi này có thể do trẻ bị bệnh lúc nhỏ. Bé thường bị ốm khi còn nhỏ – đặc biệt là những bé bị nhiễm trùng tai nhiều lần. Có nhiều khả năng phát triển hành vi đập đầu hoặc hành vi tự làm tổn thương khác. Đối với trẻ tự kỷ, có thể là do trẻ cảm thấy bị căng thẳng quá mức hoặc tức giận. Nhưng không biết diễn đạt như thế nào dẫn đến hành vi tự đập đầu. Hành vi đập đầu của trẻ sẽ ngay lập tức khiến người khác phải chú ý vào trẻ. Trẻ không cần quan tâm đến việc sự chú ý này là do người lớn tức giận và sẽ trừng phạt trẻ hay chú ý là do quan tâm và trìu mến. Dường như trẻ biết được rằng khi trẻ đập đầu như vậy bạn sẽ thay đổi đòi hỏi với trẻ và cho phép trẻ được thực hiện theo cách trẻ muốn.

Biện pháp can thiệp:

– Trẻ đập đầu khi trẻ giận. Đôi khi trẻ giận vì dụng cụ để trên bàn. Đôi khi vì bạn bắt đầu trò chơi mới hoặc thay đổi nhẹ thói quen cách sắp xếp đồ vật. Và đôi khi chúng ta không biết tại sao trẻ giận. Dù sao cũng phải chấm dứt hành động đập đầu để trẻ khỏi bị đau.
– Bạn ngồi cạnh trẻ trong lúc học. Khi trẻ nghiêng về phía trước và đập đầu, bạn kéo ngay ghế của trẻ ra phía sau để thân trẻ mất thăng bằng. Bạn giữ tư thế này từ 2 đến 5 giây. Sau đó bạn cho trẻ ngồi thẳng.
– Lặp lại tiến trình này mỗi lần trẻ tự đập đầu. Bạn đừng la trẻ và đừng nói với trẻ trong lúc ghế bị nghiêng.

Lý do thành công: Khi ghế bị nghiêng về phía sau, trẻ không thể dùng đầu vươn tới bàn. Và như vậy sự đập đầu bị gián đọan ngay. Trẻ không thích bị mất thăng bằng, điều đó không làm trẻ hài lòng. Sau nhiều lần lặp lại, trẻ nhận ra ghế bị nghiêng vì trẻ tự đập đầu. Vậy trẻ bắt đầu hãm khuynh hướng của trẻ. Ta không nói vì trẻ không có khả năng ngôn ngữ thụ cảm.

Hành vi tự làm tổn thương ở trẻ tự kỷ
Hành vi tự làm tổn thương ở trẻ tự kỷ

Hành vi tự tát

Biện pháp can thiệp:
– Hành vi của trẻ tự tát có thể là một loại tính khí xấu.
– Vì trẻ không nói, bạn có thể đoán lý do tuyệt vọng của trẻ. Nhưng trẻ đỏ mặt và hành vi hình như tăng thêm nỗi lo hãi của trẻ.
– Khi trẻ bắt đầu, bạn đưa bàn tay ra, giữ má trẻ giữa bàn tay bạn và nói lớn tiếng “Không đánh”. Sau đó bạn thả trẻ ra và giúp trẻ bận rộn với dụng cụ bài học.

Lý do thành công: Giữ khuôn mặt trẻ lại sẽ ngăn cản trẻ tiếp tục tự tát. Lệnh nói lớn tiếng “không đánh” làm trẻ giật mình và góp phần ngưng lại hành vi. Giúp trẻ ngay việc làm thủ công trên bàn, bạn giúp trẻ tạo thuận lợi hành vi xen kẻ, xung khắc với việc tự tát.

Hành vi tự làm tổn thương ở trẻ tự kỷ
Hành vi tự làm tổn thương ở trẻ tự kỷ

Hành vi cắn

Đây là một hành vi giao tiếp thể hiện sự căng thẳng của trẻ. Thường hiệu quả trong việc khiến người khác sẽ đưa trẻ thứ trẻ muốn. Cảm giác đau của trẻ không đủ để ngăn chặn hậu quả do hành vi cắn gảy ra. Trẻ cần được học cách giao tiếp thay thế để thể hiện sự căng thẳng.

Biện pháp can thiệp:
– Khi trẻ đột ngột cắn bạn hoặc cắn một người nào khác gần trẻ. Bạn đứng dậy ngay, nâng trẻ lên (nắm dưới cánh tay) và mang trẻ nhanh chóng đến ghế trong góc. Bạn đặt trẻ vào ghế quay mặt vào tường, sau đó bạn rời bỏ trẻ ngay không nói gì hết. Bạn không quan tâm tiếng khóc của trẻ.
– Sau 10 đến 15 giây, bạn trở lại và đem trẻ quay lại bàn và tiếp tục làm việc coi như không có chuyện gì xảy ra.
– Bạn hãy nhớ: trẻ không hiểu tiếng nói của bạn, và cố gắng của bạn để la rầy trẻ, lý luận với trẻ hoặc đánh trẻ không có kết quả.

Lý do thành công: Mặc dù điều đó không làm trẻ đau, trẻ không thích sự nâng lên và sự di chuyển đột ngột này. Sau nhiều lần lặp lại, trẻ hiểu điều đó chỉ xảy ra vì trẻ cắn người. Vì trẻ tập trung ngắn, điều quan trọng là đừng để trẻ ngồi lâu trên ghế đến nỗi trẻ quên tại sao trẻ ở đó. Sự di chuyển có hệ thống mỗi lần trẻ cắn là cơ bản cho thành công của tiến trình này.

Hành vi tự làm tổn thương ở trẻ tự kỷ
Hành vi tự làm tổn thương ở trẻ tự kỷ

Hành vi tiếng động vang lặp lại.

Biện pháp can thiệp:
– Khi trẻ bắt đầu gây tiếng động, bạn đi về hướng trẻ, đặt ngón tay bạn trên đôi môi bạn và nói “sụt” và giúp trẻ bắt chước cử chỉ của bạn. (Bạn đảm bảo là ngón tay của trẻ được ấn trên môi trẻ.)
– Nếu trẻ tiếp tục gây tiếng động khi bạn thả tay trẻ ra, bạn đặt một túi lớn bằng giấy trên đầu trẻ (phủ xuống vai) trong vài giây. Bạn lấy túi ra và tiếp tục bài tập.
– Nếu trẻ bắt đầu làm lại, bạn báo cho trẻ bằng cử chỉ “sụt” của bạn và nếu cần, bạn lại đặt một túi lớn bằng giấy trên đầu trẻ. Lần thứ 2 bạn giữ túi giấy lâu hơn một chút nhưng không quá 15-20 giây.

Lý do thành công: Mặc dù túi này khá rộng đủ cho không khí và ánh sáng, túi này tăng khối lượng tiếng động để trẻ có ý thức hơn về tiếng động trẻ làm. Cùng lúc đó trẻ không thể thấy gì cả và cũng không biết những người khác phản ứng với tiếng động của trẻ như thế nào. Tiến trình này làm trẻ khó chịu và trẻ nhanh chóng học cách làm chủ tiếng động của trẻ khi túi sẵn sàng được sử dụng. Túi được để trong thời gian ngắn vì chúng tôi không muốn trẻ quên tại sao túi lại ở trên đầu trẻ hoặc trẻ bắt đầu những hành vi tự kích động.

Hành vi tự làm tổn thương ở trẻ tự kỷ
Hành vi tự làm tổn thương ở trẻ tự kỷ

Hành vi trẻ rời bàn đột ngột và thường xuyên

Biện pháp can thiệp:
– Đặt bàn làm việc của bạn và ghế của trẻ sao cho lưng của trẻ gần góc tường. Giữ trẻ ngồi vào ghế của trẻ bằng cách cài giây nịt vào vùng thắt lưng và lưng ghế. Bạn đưa dụng cụ ngay cho trẻ để trẻ làm việc. Khen trẻ khi trẻ bắt đầu làm việc.
– Nếu trẻ khóc hoặc nổi giận, bạn quay ghế của trẻ lại để trẻ nhìn vào góc tường cho tới khi trẻ bình tĩnh (không quá một phút). Rồi quay trẻ lại và cho trẻ bánh kẹo khi trẻ bắt đầu làm việc.
– Khi trẻ chấp nhận ngồi học không giận dữ và không đứng lên, bạn bỏ giây nịt xuống ghế không gài.

Lý do thành công: Sự cưỡng bức bằng giây nịt nhắc trẻ phải ngồi. Điều đó cắt đứt hành động nhanh và xung động. Xoay trẻ vào tường dạy trẻ là nổi giận không thay đổi nội quy và không nhận được chú ý. Đưa cho trẻ vật dụng làm công việc dễ động viên trẻ ngồi. Giây nịt được đặt trên ghế, dù không cần nó để cưỡng bức, dùng để nhắc nhở bằng thị giác nội quy phải ngồi trong thời gian làm việc.

Địa chỉ: Nhà số 5 – Ngõ 100/33 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội

Điện thoại: 04.26295 3584 – Hotline: 0965346227

E-mail: congcuchotre@gmail.com

Website: http://www.Milor.com.vn – www.ark-usa.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *