Kỹ năng dạy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

Kỹ năng dạy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

Kỹ năng dạy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ.

Kỹ năng dạy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ. Ba vấn đề quan trọng nhất trong việc giáo dục trẻ tự kỷ là: Giáo dục ngôn ngữ, dạy các kỹ năng giao tiếp xã hội và đối phó với hành vi. Ngôn ngữ được xem là chìa khóa phát triển cho trẻ trong tương lai. Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói rất quan trọng. Chính vì vậy, việc dạy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ là rất quan trọng.

Ngôn ngữ bao gồm: ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt. Đối với trẻ tự kỷ, việc dạy trẻ tiếp nhận ngôn ngữ và diễn đạt ý muốn là điều hết sức khó khăn, đòi hỏi phụ huynh phải hết sức kiên nhẫn. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cần có những phương pháp phù hợp khi dạy ngôn ngữ cho trẻ.

Dạy trẻ ngôn ngữ tiếp nhận

Một trong số những nguyên tắc dạy trẻ tự kỷ nói là: Trẻ sẽ chịu giao tiếp khi chúng muốn một điều mà bản thân không thể tự thoả mãn và phải nhờ người khác giúp đỡ. Do đó, bố mẹ cần nắm bắt được trẻ thích điều gì, lúc nào trẻ muốn. Vì thời điểm đó cũng chính là lúc mà ta có thể giúp trẻ tiếp nhận lời nói và học nói hiệu quả nhất.

Kỹ năng dạy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
Kỹ năng dạy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

Khi nói chuyện với trẻ bạn cần nói chậm lại, nhìn vào mặt trẻ, cho trẻ có nhiều thì giờ và cơ hội để nghe đi nghe lại và nắm được từ, câu, ý nghĩa, khi hiểu được, đừng quên dạy trẻ trẻ tỏ ra dấu hiệu như mĩm cười, gật đầu…

Không được nói qua loa, nói như nói với người lớn hay nói như nói với một đứa trẻ cùng lứa tuổi với sự nhận thức và phát triển bình thường. Làm như vậy càng khiến cho cơ hội học nói của trẻ giảm thêm. Nên nhớ trẻ tự kỷ có sự phát triển chậm về nhận thức, đòi hỏi sự kiên trì từ bố mẹ.

Tốt nhất cần xác định tuổi ngôn ngữ bằng việc đo chỉ số thông minh IQ của trẻ. Việc đo đó sẽ giúp bạn phát hiện ra một đứa trẻ tự kỷ 3 tuổi nhưng có khả năng ngôn ngữ của trẻ 1.5 tuổi, hay 2 tuổi. Từ đây, bạn sẽ có phương pháp dạy con phù hợp hơn với khả năng của trẻ.

Kỹ năng dạy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
Kỹ năng dạy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ không hiểu cử chỉ, nét mặt của người khác. Tuy nhiên, do trẻ chậm nói nên việc giao tiếp luôn phải có hành vi, cử chỉ kèm theo để khiến trẻ chú ý đến giá trị của lời nói. Ban đầu tốt nhất là bạn nên chạm vào vật mà mình muốn nói tới, thay vì đưa tay chỉ về hướng của vật, cho tới khi trẻ hiểu và biết nhận ra cử chỉ. Ngược lại bạn cũng có thể dạy trẻ chỉ tay và nắm tay bạn dẫn tới vật mong muốn.

Kỹ năng dạy ngôn ngữ diễn đạt cho trẻ

Sử dụng hình ảnh

Dụng cụ này là căn bản nhất để dạy về kỹ năng liên lạc, nó chỉ là những hình ảnh của những vật dụng thường ngày mà trẻ gặp, hay sử dụng, muốn có. Mục đích của bảng giao tiếp bằng hình là cho trẻ chỉ tay vào món mà chúng muốn bằng cách chạm vào hình đồ vật, như thế trẻ bắt đầu có ý niệm rằng hình là biểu tượng cho đồ vật. Với trẻ nhỏ, người ta dùng các vật mẫu như trái cây bằng nhựa, hộp cốm, hộp trái cây rỗng, và khi mới bắt đầu thì chỉ nên có một hay hai hình cho tới khi trẻ quen với cách học.

Kỹ năng dạy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
Kỹ năng dạy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

Khi dụng bảng, bạn cũng cần cho trẻ học sự liên hệ giữa một bức hình và vật ở ngoài. Cách tốt nhất là bắt đầu với thức ăn hay đồ chơi mà trẻ ưa thích, dán ảnh vào bảng. Ví dụ với hình ảnh trái cam, cha mẹ cầm tay trẻ chạm vào hình và nói: “Trái cam”, “Ăn cam”, kèm theo đó là cho trẻ miếng cam cùng với lời khen trẻ. Khi trẻ đã thông thạo rồi bạn có thể bắt đầu cho trẻ lựa chọn với hai hoặc nhiều hình.

Sử dụng cử chỉ

Nhiều chương trình dạy liên lạc có kèm việc học dấu hiệu để phát triển khả năng liên lạc. Đối với một số trẻ khuyết tật thì ra dấu là cách liên lạc cụ thể hơn là học nói và có thể học sớm từ lúc được 9 tháng. Ra dấu là ra những cử chỉ. Muốn cử chỉ được nhận biết thì người ta phải thấy cử chỉ ấy, tức người ra dấu ít nhất phải đối mặt hay nhìn vào mặt người khác để xem phản ứng của họ là có đồng ý hay không.

Kỹ năng dạy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
Kỹ năng dạy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

Trong khi ấy ta biết trẻ tự kỷ rất tránh việc nhìn vào mắt người khác, dù là cha mẹ, nhiều trẻ không chỉ tay hay nhìn theo tay chỉ của người khác, thế nên việc nói bằng dấu hiệu cũng rất khó thực thi. Do đó, nếu trẻ tự kỷ bị khiếm khuyết nặng về mặt liên lạc, không dùng lời, không biết chỉ tay, thì tập cho trẻ sử dụng bảng hình, còn trẻ đã biết chỉ tay hay biết nhìn theo hướng tay chỉ thì ra dấu có lẽ thích hợp hơn.

>>> Xem thêm: dụng cụ hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ <<<

CÔNG TY TNHH MILOR VIỆT NAM

Địa chỉ: Nhà số 5 – Ngõ 100/33 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội

Điện thoại: 0965 346 227

E-mail: congcuchotre@gmail.com

Website: http://www.milor.com.vnhttp://ark-usa.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *