KHÁC NHAU CỦA TRẺ TĂNG ĐỘNG VÀ TRẺ HIẾU ĐỘNG

Khác nhau giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động

Khác nhau giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động: Trẻ con luôn luôn hiếu động. Tuy nhiên, điều quan trọng là hiếu động ở mức nào thì được coi là bình thường. Còn mức nào thì bị coi là rối loạn tâm lý, tăng động giảm chú ý.

Trẻ hiếu động và trẻ tăng động là hoàn toàn khác nhau. Hiếu động là một kiểu tính cách. Trong khi tăng động là một hội chứng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Khác nhau giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động như thế nào?

Trẻ hiếu động

Hiếu động là đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ trong giai đoạn phát triển. Xuất hiện khi con mới biết đi. Trẻ chỉ hiếu động, nghịch ngợm khi ở nhà hoặc ở những nơi quen thuộc với trẻ. Đối với trẻ hiếu động trẻ có thể ngồi yên từ 10 -15 phút. Các hành động nghịch ngợm sẽ không liên tục và thường có chủ tâm. Trong qua trình giao tiếp trẻ nhận biết được giao tiếp, ít chen ngang khi người khác đang nói. Trẻ biết nghe lời, biết sửa sai khi được nhắc nhở. Trẻ hiếu động thường khi thích một cái gì đó thì sẽ rất tập trung. Và không bị kích thích bởi những âm thanh hay tiếng ồn xung quanh. Trẻ vẫn phát triển ngôn ngữ, trí tuệ bình thường. Cảm xúc và giấc ngủ của trẻ bình thường.

Khác nhau giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động
Khác nhau giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động

Trẻ tăng động

Tăng động là một rối loạn phát triển, có ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập của trẻ nếu không được can thiệp sớm và đúng mức. Đây là một chứng bệnh tâm lý thường gặp ở một số trẻ em có biểu hiện hiếu động hơn bình thường đi kèm giảm khả năng tập trung chú ý. Căn bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người.

Khác nhau giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động
Khác nhau giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động

Khác nhau giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động là trẻ tăng động thích hoạt động khắp mọi nơi. Trẻ thường không điều chỉnh được hành vi và điều này ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống. Chứng tăng động của trẻ xuất hiện khi con bắt đầu đi học, từ khoảng từ 3 tuổi trở lên. Trẻ tăng động không nhận biết được có nên nghịch ngợm hiếu động hay không. Trẻ không thể ngồi yên, không biết nghe lời, hay mắc lỗi dù đã được nhắc nhở. Ngoài ra trẻ bị mắng chứng tăng động bồng bột còn có biểu hiện nóng vội, thiếu kiên nhẫn. Hãy xen ngang, không chịu đến lượt mình. Hay buột miệng…

Khác nhau giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động
Khác nhau giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động

Trong khi trẻ hiếu động có cảm xúc và giấc ngủ ổn định thì trẻ tăng động khó kiểm soát được cảm xúc. Hay cáu giận, la hét, khó ngủ, ngủ trằn trọc, hay thức giấc. Trẻ luôn bị kích thích, tác động bởi bất kì âm thanh xung quanh. Và trẻ không tập trung chú ý vào hoạt động nào cả. Một đặc điểm khác nữa của trẻ tăng động đó là trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

Ví dụ so sánh sự khác nhau giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động

Khi xem hoạt hình, truyện tranh, trẻ nhỏ thường tập trung cao độ để theo dõi từ đầu tới cuối. Thế nhưng đối với trẻ tăng động, dù bộ phim đó có hay đến đâu, chúng cũng không thể tập trung để ngồi xem trong một thời gian dài. Trái lại, trẻ hiếu động có thể tập trung hoàn toàn vào những thứ mà chúng đặc biệt thích thú, cũng như thể hiện sự khó chịu khi bị ai đó can thiệp làm phiền.

Trong môi trường lạ, khác nhau giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động đó là trẻ thường cần tới khả năng tự khống chế mình, nhưng trẻ tăng động lại thiếu mất khả năng đó. Trẻ hiếu động có thể tự điều chỉnh mình khi chúng thấy chưa quen với môi trường, chúng chỉ nghịch khi thấy môi trường phù hợp, trong khi đó trẻ tăng động không phân biệt được khi nào cần kiềm chế, khi nào có thể tự do chơi đùa.

Điều trị rối loạn tăng động ở trẻ như thế nào

Trị liệu tâm lý

Có hai phương pháp trị liệu là trị liệu về hành vi và trị liệu về nhận thức. Khi nhận thấy trẻ có mối quan hệ không được hòa hợp với bạn bè, mất đi khả năng kiềm chế, có những lời nói khác thường, bạn nên đưa trẻ đi trị liệu.
Trị liệu hành vi lợi dụng nguyên lý phản ứng lại với những điều kiện xung quanh từ đó khiến đứa trẻ bộc lộ rõ ràng những tính cách, tâm lý tích cực lẫn tiêu cực của mình. Sau đó dạy cho trẻ kỹ năng thích hợp để giao lưu với xã hội, dùng những hành vi có hiệu quả để thay thế những hành vi không phù hợp.

Khác nhau giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động
Khác nhau giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động

Trị liệu bằng thuốc

Trị liệu bằng thuốc có thể giúp cải thiện phần nào năng lực chú ý cũng như giảm bớt hoạt động ở trẻ, nâng cao thành tích học tập. Thông thường những thuốc này có thành phần kích thích thần kinh. Giúp tăng phân loại các kích thích từ môi trường từ đó trẻ có thể phân biệt điều gì nên chú ý, điều gì không.

Thay đổi môi trường quản lý và giáo dục

Khác nhau giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động, những đứa trẻ tăng động cần có một môi trường quản lý đặc biệt và giáo dục tâm lý riêng, tránh những hành vi trách phạt hay giáo dục một cách bạo lực. Phương pháp phù hợp với chúng là thường xuyên cổ vũ, biểu dương khi chúng làm đúng, nâng cao mức độ tự tin và tự giác của trẻ.

Huấn luyện cho cha mẹ

Cha mẹ cần phải giải quyết những vấn đề trong gia đình một cách ổn thỏa. Không cãi nhau để ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, tránh cho trẻ bị kích động. Ngoài ra cha mẹ cũng cần phải nắm bắt một cách toàn diện những kiến thức liên quan tới chứng tăng động giảm chú ý để có những phương pháp xử lý thích hợp, nắm bắt tâm lý trẻ nhanh chóng.

Các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ cần theo dõi mốc phát triển ở con và sớm cho con đi thăm khám nếu nhận thấy các dấu hiệu ở trẻ tăng động.

Địa chỉ: Nhà số 5 – Ngõ 100/33 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội

Điện thoại: 04.26295 3584 – Hotline: 0965346227

E-mail: congcuchotre@gmail.com

Website: http://www.Milor.com.vn – www.ark-usa.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *