Làm sao khi trẻ ăn vạ?

Làm gì khi trẻ ăn vạ?

Làm gì khi trẻ ăn vạ?

Làm gì khi trẻ ăn vạ? Ăn vạ là một dấu hiệu phát triển hoàn toàn bình thường ở trẻ, bởi nó là nỗ lực để bé thể hiện mình và đó cũng là một kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng. Tuy nhiên, việc ăn vạ của trẻ mang đến cho các ông bố bà mẹ rất nhiều sự đau đầu và khó chịu.

Chắc hẳn là bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng rơi vào tình trạng bé bé đang chới rất vui vẻ bỗng nhiên gào khóc, lăn lóc ăn vạ vì những lý do hét sức lãng xẹt. Vậy các bậc cha mẹ cần làm gì khi trẻ ăn vạ.

Làm gì khi trẻ ăn vạ?
Làm gì khi trẻ ăn vạ?

Ăn vạ là một hình thức phát triển bình thường ở trẻ.

Trong gia đoạn trẻ từ 1-3 tuổi, trẻ rất dễ nổi cáu. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp tình trạng con mình trở nên hung dữ, cáu gắt với mọi thứ xung quanh. Ở giai đoạn này, trẻ thích được độc lập và muốn thể hiện quyền lực của mình bằng hai từ cửa miệng “không” và “của con”, cùng với đó là những cơn ăn vạ không có hồi kết. Tâm trạng, hành động mang hơi hướng bạo lực như đấm đá, cắn, cấu, la hét, ăn vạ… là những chuyện thường ngày của bé trong lứa tuổi này. Những cơn ăn vạ của trẻ có thể bùng nổ nặng hơn bởi các yếu tố thực tế như mệt mỏi, đói. Đó là lý do vì sao nhiều bé ăn vạ vào cuối ngày hoặc trước giờ ngủ trưa. Cho bé đi ngủ hoặc ăn nhẹ có thể là cách hiệu quả nhất để “gìn giữ hòa bình”.

Làm gì khi trẻ ăn vạ?

Phải giữ bình tĩnh

Cơn cáu giận của trẻ có thể đến bất cứ lúc nào và đương nhiên không phải một tín hiệu tốt. Trẻ sẽ  la khóc, hay giãy đành đạch trên sàn nhà, thậm chí còn có thể sẽ ném mọi thứ lung tung hoặc đánh đấm vô định. Đặc biệt khi trẻ đòi hỏi mà không được đáp ứng, chúng có thể sẽ phản ứng gay gắt và cư xử càng khó ưa hơn. Bạn không nên vì thế mà nhượng bộ, hãy chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho những giọt “nước mắt cá sấu” hay những tiếng la hét đau đầu cả tiếng đồng hồ.  Bản thân cha mẹ cũng không nên bực tức, la hét với con. Như vậy, bạn đã vô tình xây dựng hình tượng xấu mà con rất dễ noi theo.

Làm sao khi trẻ ăn vạ?
Làm sao khi trẻ ăn vạ?

Hãy nhớ rằng bạn phải giữ thái độ bình tĩnh, mềm mỏng nhưng cương quyết khi dạy con. Nếu bạn cảm thấy khó kiềm chế cảm xúc hoặc bối rối không biết xử trí, hãy đảm bảo con ở tình trạng an toàn và ra ngoài thư giãn một chút. Sau khi tâm trạng ổn định hơn, mẹ quay lại và nói chuyện tiếp với trẻ.

Phớt lờ hành động của trẻ

Khi trẻ ăn vạ, khóc lóc, nhiều bậc phụ huynh thường cố gắng dỗ dành, giải thích, răn đe ngay lập tức. Mọi phản ứng lúc đó đều khiến trẻ nhận ra chúng đang “được quan tâm” và càng tiếp tục.

Tại sao bạn không thử tỏ thái độ phớt lờ hành động của bé. Tốt nhất bạn nên để mặc con khóc, không dỗ dành, không quát mắng. Trẻ sẽ không thể khóc được mãi, trong lúc khóc vẫn tò mò quan sát xung quanh. Lúc đó cha mẹ hãy bày ra trò chơi để đánh lạc hướng và “quên” mất là mình đang ăn vạ.

Không nên bỏ qua thói quen ăn vạ của trẻ

Bạn phớt lờ khi bé ăn vạ không có nghĩa là sẽ bỏ qua luôn chuyện này. Khi cơn cáu giận của bé nguôi ngoai, bạn có thể cũng trẻ trò chuyện về vấn đền của trẻ. Hãy giúp trẻ cảm thấy thoải mái để có thể chia sẻ vấn đề của mình. Một cái ôm của bạn sẽ giúp trẻ cảm thấy được yêu thương và quan tâm hơn.

Làm gì khi trẻ ăn vạ?
Làm gì khi trẻ ăn vạ?

Hạn chế các vấn đề làm trẻ cáu gắt

Hãy nắm bắt thói quen và sở thích của trẻ để hiểu rõ nhu cầu của trẻ. Nếu bạn chú ý một chút tới những dấu hiệu của bé và lên kế hoạch một cách phù hợp, mọi chuyện sẽ rất dễ giải quyết. Nếu bạn cảm nhận được cơn cáu kỉnh của bé, hãy ‘đánh lạc hướng’ bằng cách bế bé ra chỗ khác, đưa cho bé đồ chơi hoặc làm những việc bé không ngờ tới như: Làm mặt ngớ ngẩn trêu chọc bé hoặc chỉ vào một vật khác để thu hút sự chú ý của bé.

Tôn trọng trẻ ngay cả khi chúng không tốt

Nếu bạn vẫn tôn trọng bé kể cả trong thời điểm bé có cư xử không tốt, con bạn sẽ biết những hành vi mà bạn mong đợi từ bé. Điều này cũng sẽ củng cố hành vi tích cực. Ngay cả ở trường, giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật này bằng cách nhận xét như: “Con hôm qua rất ngoan, chắc hôm nay con hơi mệt thôi”.

Làm gì khi trẻ ăn vạ?
Làm gì khi trẻ ăn vạ?

Thiết lập giới hạn từ khi trẻ còn nhỏ

Nếu bạn quá nuông chiều bé trong những năm đầu đời, thì sau đó bé sẽ đòi hỏi tất cả các nhu cầu của mình đều được đáp ứng. Nếu bạn từ chối yêu cầu của bé, bé sẽ nổi giận. Vì thế, bạn cần thiết phải nói “Không” với con trong những trường hợp nhất định, để bé biết rõ ràng về giới hạn của mình.

Ăn vạ là bình thường, tự nhiên và lành mạnh ở bé. Bé ăn vạ vì bé chưa biết cách tự giải tỏa cơn giận. Vì vậy, các bậc cha mẹ không cần phải quá lo lắng về những hành động của con.

CÔNG TY TNHH MILOR VIỆT NAM

Địa chỉ: Nhà số 3 – Ngõ 100/33 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội

Điện thoại: 04.26295 3584 – Hotline: 0978 977 713

E-mail: congcuchotre@gmail.com

Website: http://www.Milor.com.vnhttp://www.ark-usa.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *