Phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ TỰ KỶ

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ là một trong những mục tiêu quan trọng của phụ huynh. Muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ, các bậc cha mẹ trước mắt cần giúp trẻ có được các kỹ năng và kiểm soát hành vi tốt. Những kỹ năng cần phải hỗ trợ cho trẻ như: quan sát, tập trung, chú ý, bắt chước… Các kỹ năng so sánh, phân tích, phán đoán, phân loại… Thông qua các kỹ năng trên bố mẹ thiệp hành vi cho bé để bé tuân thủ theo các quy định  chung của cả gia đình, nhà trường, lớp học…

Chiến lược phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

Gọi tên con trước khi nói

  • Nói rõ ràng, dứt khoát.
  • Dùng từ chủ yếu nhất và từ đơn giản.
  • Đưa ra từng chỉ dẫn một khi nói với con.
  • Cho trẻ thời gian để xử lí thông tin nghe được.
  • Sử dụng phương tiện thông qua thị giác.
  • Nói câu khẳng định, không nói câu phủ định khi yêu cầu.
  • Dùng từ “1,2,3 bắt đầu”, “tiếp ” để hiểu thứ tự. Dùng “kết thúc”, “xong rồi’ để hiểu sự kéo dài công việc.
  • Nói các việc theo đúng trật tự việc đó sẽ diễn ra.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

Cách phát triển nhận thức để trẻ hiểu tốt hơn

  • Nói với trẻ câu ngắn, lời ít, nên nói nhấn mạnh từ chính.
  • Tránh sử dụng câu hỏi. Tạm dừng chờ đợ để trẻ xử lý thông tin.
  • Sử dụng các hỗ trợ trực quan đi đôi với lời nói: các đồ vật, ảnh, cử chỉ, điệu bộ…

Các cách giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

  • Dạy trực quan: dùng đồ vật, tranh hay hình vẽ. Và nói rõ khi đưa cho trẻ nhìn khen thưởng thành công để thúc đẩy sự tiến bộ.
  • Dạy các cử chỉ điệu bộ trong giao tiếp.
  • Thực hành những điều người lớn nói với trẻ bằng tình huống chơi giả vờ. Dạy trẻ chơi lần lượt: biết chờ đợi và lượt chơi
  • Hãy nói với trẻ điều chúng làm sai và dạy cách làm đúng.
  • Giao tiếp với trẻ tự kỷ có ngôn ngữ.
  • Khoảng 50% trẻ có ngôn ngữ nhưng nhiều trẻ nói nhại, lặp lại câu hỏi khi lo lắng/căng thẳng. Do vậy người dạy trẻ phải trấn an, không thúc giục trẻ.
  • Trẻ nói âm điệu, ngữ điệu quá to hoặc quá nhỏ. Phát âm đều đều, cứng nhắc thì không cho là trẻ cố tình.
  • Nếu trẻ không hiểu điều người khác nói. Cha mẹ yêu cầu trẻ làm gì phải viết ra giấy cho trẻ đọc hoặc dùng tranh làm rõ nghĩa.
  • Khi trẻ hỏi lặp lại vô nghĩa, không biết khởi đầu và duy trì hội thoại. Thì cha mẹ nên gợi ý từ hoặc chủ đề để trẻ nói, dạy đặt câu hỏi.
  • Giao tiếp với trẻ tự kỷ không có ngôn ngữ nói.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ. Khoảng 50% trẻ không có ngôn ngữ nói. Do đó phải dạy trẻ ký hiệu bằng tay, đầu kết hợp với điệu bộ, nét mặt…dạy bắt chước. Nên sử dụng hệ thống giao tiếp trao đổi bằng tranh bằng cách trẻ phải trao cho người dạy tranh ảnh của thứ mà trẻ muốn thì trẻ được đáp ứng ngay nhu cầu.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

Nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ:

Dạy cho trẻ học cách nghe

– Sử dụng các dấu hiệu để gia tăng sự chú ý của trẻ.
– Khi bạn bắt đầu nói với trẻ, hãy sử dụng tên trẻ. Và đợi đến khi bạn nghĩ là bạn đã đạt được sự chú ý lớn nhất từ trẻ.
– Khi làm việc hoặc chơi với trẻ, giảm bớt tiếng ồn xung quanh hoặc những điều làm giảm sự tập trung.
– Hãy nói hoặc hát một cách lặng lẽ bên cạnh trẻ trong khi làm các công việc hàng ngày của bạn. Hãy sử dụng các bài hát quen thuộc và hàng ngày. Hãy nói những điều có liên quan đến thời gian trong này (lúc ăn, lúc tắm, lúc ngủ) và những điều được nhắc đi nhắc lại hàng ngày.
– Giới thiệu cho trẻ một loạt các âm thanh của các tiếng động khác nhau và cường độ khác nhau.
– Sử dụng âm nhạc và các động tác để giúp bạn giao lưu với trẻ, hãy hát với trẻ. Hãy sử dụng các bài hát và nhịp điệu có tính chất hành động đơn giản. Rồi cố tạo ra sự tạm ngưng cho thời điểm thú vị nhất. Hãy kéo dài việc tạm ngưng để trẻ có thể có sự phản ứng.
– Hãy đảm bảo cho trẻ sự thoải mái và làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn các âm thanh làm trẻ buồn chán.Cần thiết thì đưa trẻ đi chỗ khác đối với âm thanh bạn không thể kiểm soát được thì hãy thông báo cho trẻ khi tiếng động bắt đầu. Để bắt đầu, trước hết hãy để trẻ ở phòng khác với một ai đó, sau đó khi bạn thấy trẻ đã quen thì hãy giúp trẻ chấp nhận nhiều hơn, mang trẻ lại gần hơn nơi có tiếng động, chỉ có thể dần dần chờ đợi ở trẻ sự cố gắng chấpnhận bởi bản thân trẻ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

Dạy cho trẻ cách nhìn–mặt đối mặt

– Tạo nên mối quan hệ với trẻ bằng mọi cách có thể, nên sử dụng cách nhìn, nghe, sờ mó.
– Bạn có thể tạo sự giúp đỡ bằng việc sờ vào má trẻ và từ từ quay đầu trẻ về phía bạn, nếu trẻ nghe hãy gọi tên tr.
– Hãy khuyến khích trẻ nhận biết vẻ mặt, ngón chân, ngón tay,cả của bạn và của trẻ. Hãy chơi trò chơi và hát bài hát nhấn mạnh những bộ phận của cơ thể.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

Dạy trẻ bắt chước việc tạo ra âm thanh

– Để giúp trẻ biết cách lấy hơi, hãy chơi các trò chơi như thổi bong bóng, thổi bóng bay hoặc các mảnh giấy nhỏ. Hãy sử dụng các nhạc cụ, nếu trẻ không sẵn sàng bắt chước bạn, hãy quan sát xem trẻ có nhìn bạn không. Hãy xem trẻ có cố gắng làm điều bạn đã làm khi bạn không nhìn bé.
– Hãy khuyến khích hoạt động của môi trẻ. Nếu trẻ cảm thấy vui thích khi nhìn vào gương, hoặc ngồi trên đùi bạn và ngồi đối mặt với bạn, hãy khuyến khích trẻ phát hiện môi và mặt của bạn bằng cách va chạm hoặc quan sát. Hãy biến đổi khuôn mặt của bạn, thay đổi hình dạng môi của bạn. Hãy thè lưỡi ra và thụt lưỡi vào và quan sát xem trẻ có bắt chước bạn hay không.
Địa chỉ: Nhà số 5 – Ngõ 100/33 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội

Điện thoại: 04.26295 3584 – Hotline: 0965346227

E-mail: congcuchotre@gmail.com

Website: http://www.Milor.com.vn – www.ark-usa.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *