Giao tiếp với trẻ tự kỷ

Giao tiếp với trẻ tự kỷ

Giao tiếp với trẻ tự kỷ

Giao tiếp với trẻ tự kỷ. Nhiều bố mẹ cho rằng con mình không giao tiếp được là do không có ngôn ngữ. Trẻ không biết cách sử dụng từ, không muốn trả lời, không tập trung… Tuy nhiên một trong những nguyên nhân chính gây ra việc trẻ tự kỷ có khả năng giao tiếp kém là do thiếu hụt khả năng xử lý thông tin.

Giao tiếp với trẻ tự kỷ
Giao tiếp với trẻ tự kỷ

Đặc điểm xử lý thông tin ở trẻ tự kỷ

Quy trình xử lý thông tin bao gồm 3 bước: thu nhận thông tin, hiểu được ý nghĩa của thông tin và sử dụng thông tin để làm một việc gì đó. Đối với những trẻ gặp rối loạn thần kinh. Nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt đó là khả năng kết nối giữa các bộ phận trong não. Có một số bộ phận khả năng kết nối với nhau kém hơn các bộ phận khác. Bộ não phải tìm ra cách phản hồi với một môi trường âm thanh, màu sắc, mùi vị, vị trí. Sự cảm nhận cơ thể trong không gian, điều khiển cân bằng…cả một hệ thống vô cùng phức tạp.

Giao tiếp với trẻ tự kỷ
Giao tiếp với trẻ tự kỷ

Do không ý thức được khả năng xử lý thông tin ở trẻ tự kỷ rất chậm. Chúng ta thường trông chờ trẻ trả lời ngay tức thì. Bố mẹ cần để ý để xem con cần bao nhiêu thời gian xử lý thông tin. Đối với những trẻ gặp rối loạn thần kinh, kết nối giữa các noron thần kinh kém dẫn đến xử lý thông tin chậm, không hiệu quả, rất dễ bị ức chế hoặc hoang mang lo sợ nếu đưa cho trẻ quá nhiều thông tin. Vậy làm cách nào để giao tiếp với trẻ tự kỷ.

Giao tiếp với trẻ tự kỷ

Trẻ em phát triển ý thức về giá trị của bản thân và cảm nhận của ba mẹ về chúng thông qua cách mà bạn giao tiếp với trẻ.

Giao tiếp không lời

Đây là chiến lược vô cùng quan trọng. Trẻ cần hiểu được ngôn ngữ không lời, cử chỉ, dấu hiệu, vẻ mặt trong đời sống hàng ngày. Nếu trẻ không nhìn bạn, không giao tiếp mắt với bạn, không biểu lộ thái độ khi giao tiếp với bạn. Không kiểm tra chia sẻ với bạn, bạn nên sử dụng chiến lược giao tiếp không lời. Khi bạn muốn yêu cầu trẻ làm việc gì, hãy thử dùng cử chỉ thay vì nói ra. Và khi bạn làm như vậy, trẻ sẽ có ít cơ hội để tranh cãi với bạn. Nếu bạn có con mà hễ bạn nói là tranh cãi, khi bạn muốn giúp bạn việc gì, con lại phản ứng. Thay vì nói ra, hãy dùng cử chỉ, nói càng ít con càng ít có cơ hội để cãi lại bạn.

Giao tiếp với trẻ tự kỷ
Giao tiếp với trẻ tự kỷ

Tạo những khoảng dừng khi giao tiếp

Giao tiếp với trẻ bình thường đã khó, với trẻ tự kỷ còn khó hơn gấp nhiều lần. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường nói rất nhanh và nói rất nhiều. Khoảng thời gian giữa câu hỏi câu trả lời thường chỉ là 2 giây. Tuy nhiên khả năng xử lý thông tin của trẻ tự kỷ không được hiệu quả như vậy,. Trẻ tự kỷ cần nhiều thời gian hơn để xử lý, hiểu được và sử dụng phản hồi lại thông tin. Khi bố mẹ hỏi con thường muốn con trả lời ngay. Nếu không thấy con trả lời ngay sẽ cho rằng trẻ không hiểu, không muốn trả lời. Và bố mẹ bắt đầu nhắc đi nhắc lại, nói theo cách khác, thúc giục trẻ… Và khi làm như vậy vô hình chung chung ta càng làm cho trẻ rối trí hoặc ức chế hơn. Bạn nói nhanh quá sẽ không tạo cho con cơ hội để suy nghĩ. Hãy tạo cho trẻ những khoảng dừng để trẻ có thể tiếp thu thông tin.

Lắng nghe trẻ

Mọi người thường cho rằng với trẻ tự kỷ, trẻ hạn chế ngôn ngữ thì sẽ cần phải nói thật nhiều để giúp con phát triển ngôn ngữ cho con. Khi bạn nói nhanh và nhiều, trẻ sẽ không hiểu bạn đang nói gì. Bố mẹ khi nhắc đi nhắc lại, nói cách nọ cách kia, gây áp lực, thúc giục con, không cho con cơ hội để suy nghĩ. Hãy lắng nghe trẻ.

Lắng nghe không chỉ bằng tai, hãy quan sát và cảm nhận. Nhìn và đáp ứng đối với những cố gắng giao tiếp của trẻ. Cách tốt nhất để lắng nghe là lắng nghe trong yên lặng. Hãy nhìn vào mắt trẻ, không bị xao lãng bởi hoạt động khác khi bạn đang lắng nghe chúng nói. Khi đang lắng nghe trẻ, cố gắng không để cho cảm xúc của ba mẹ biểu thị quá mức. Vì vô tình sẽ gây giới hạn sự tự do bày tỏ bản thân của trẻ. Ngay cả khi việc hạn chế hành vi là cần thiết, cảm xúc là điều trẻ được tự do biểu hiện, không phán xét về cảm xúc của trẻ.

Giao tiếp với trẻ tự kỷ
Giao tiếp với trẻ tự kỷ

>> Xem thêm: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

Khoảng cách giao tiếp

Cần giữ khoảng cách đủ gần trong mọi tình huống. Nếu bạn nói với con hay ai đó vọng từ phòng nọ sang phòng kia, từ dưới gác lên trên gác, con sẽ không phản hồi nhanh như bạn muốn. Hãy để ý xem con bạn cần khoảng cách gần đến mức nào để có thể giao tiếp được với bạn, thu nhận được thông tin bạn muốn nói với con. Ở gần con để con cảm nhận và ý thức được sự hiện diện của bạn rồi hãy truyền đạt với con những gì bạn muốn, một cách chậm rãi.

Khi bạn áp dụng đồng thời các chiến lược trên, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả trong giao tiếp với con. Với trẻ nhỏ, bạn hãy ngồi xuống bên cạnh trẻ, cầm tay con và nói với con bạn và con chuẩn bị cùng tham gia hoạt động nào đó.


CÔNG TY TNHH MILOR VIỆT NAM

Địa chỉ: Nhà số 5 – Ngõ 100/33 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội

Điện thoại: 04.26295 3584 – Hotline: 0965346227

E-mail: congcuchotre@gmail.com

Website: http://www.Milor.com.vn – www.ark-usa.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *