CAN THIỆP CHO TRẺ TỰ KỶ QUA ĐỒ CHƠI
Can thiệp cho trẻ tự kỷ qua đồ chơi
Đặc điểm của trẻ tự kỷ
Tuy nhiên, nhiều trẻ tự kỷ có khả năng về trí nhớ cùng thị giác rất tốt. Nhạy cảm với âm thanh, nhạc điệu và thích hoạt động. Trẻ có thể hiểu nhiều hơn là nói và do không thể nói ra nên trẻ dễ cáu gắt, ăn vạ, la hét… Trẻ chỉ cảm thấy an toàn trong môi trường quen thuộc và ít biến đổi.
Tác động của đồ chơi
Dựa vào những đặc điểm của trẻ tự kỷ. Chúng ta cần đưa ra những phương pháp can thiệp bằng tâm lý và giáo dục phù hợp. Nguyên tắc chủ yếu dạy trẻ tự kỷ là phải hiểu trẻ, biết trẻ thích gì, muốn gì. Để tạo ra nhu cầu giao tiếp và khởi xướng tương tác. Dạy trẻ thông qua phương tiện nhìn và tác động đa giác quan. Khuyến khích hành vi tốt của trẻ, tạo sự tương tác vui nhộn lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Một điều quan trọng đối với người dạy là phải kiên trì, tích cực, dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi.
Chơi trị liệu là phương pháp tác động hữu hiệu. Giúp cải thiện sự tương tác, giao tiếp và hành vi của trẻ tự kỷ.
Những tác động tốt của chơi đối với trẻ tự kỷ
– Khi vui chơi, trẻ được rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát triển vận động tinh – thô.
– Khi trẻ được tiếp xúc với đồ vật và môi trường xung quanh, thông qua 5 giác quan. Trẻ sẽ cảm nhận được nhiều kích thích từ môi trường. Đây là những yếu tố tạo điều kiện liên kết hoạt động giữa các vùng của não. Giúp trẻ nhận biết thuộc tính của đồ vật, từ đó, từng bước phát triển nhận thức và trí tuệ.
– Trò chơi có luật chơi và trò chơi mang tính xã hội giúp trẻ hiểu được sinh hoạt xã hội. Thiết lập các mối quan hệ giữa cá nhân với mọi người, học tập kỹ năng tương tác xã hội.
– Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.
– Vui chơi tạo cho trẻ sự vui vẻ, thoải mái, hứng thú, làm tăng độ tập trung chú ý, giảm mức độ hung tính.
Can thiệp cho trẻ tự kỷ qua đồ chơi
Trẻ tự kỷ có nhiều khiếm khuyết. Vì vậy ngoài việc can thiệp về hành vi, ngôn ngữ trị liệu, chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thì việc lựa chọn đồ chơi phù hợp cho trẻ cũng là phương pháp điều trị giúp trẻ sớm cải thiện những khiếm khuyết. Việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ tự kỷ phải đảm bảo vừa mang lại niềm vui vừa hỗ trợ phát triển kỹ năng quan trọng. Chơi là một phương tiện trung gian nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng nhận thức như giải quyết vấn đề, sắp xếp thứ tự và bắt chước. Đồ chơi cho trẻ tự kỷ như thế nào là phù hợp?
Chọn đồ chơi thích hợp cho trẻ tự kỷ
Hãy để ý đến sở thích và bản tính riêng của trẻ để chọn đúng đồ chơi. Tìm những lĩnh vực phát triển mà trẻ cần giúp đỡ, chú ý huấn luyện khi trẻ chơi. Đây là cách thích hợp để bắt đầu giúp trẻ.
Đồ chơi hấp dẫn kích thích giác quan
Với trẻ gặp phải chứng tự kỷ thường bị hạn chế về vận động các giác quan. Những món đồ chơi có thể giúp điều hòa nhiều giác quan. Những đồ chơi, đồ vật hấp dẫn về thị giác có kết hợp với chuyển động và âm thanh kết hợp vận động của tay đóng vai trò quan trọng trong phát triển chú ý chung của trẻ tự kỷ. Một số ví dụ về đồ chơi: Thổi bóng xà phòng, chong chóng, ghép hình, các đèn phát sáng màu khác nhau.
Đồ chơi kỹ năng giao tiếp tương tác
Giao tiếp tương tác là kỹ năng mà trẻ tự kỷ cần hỗ trợ nhất. Những loại đồ chơi đòi hỏi phải chơi chung là cách hữu hiệu để giúp bé phát triển kỹ năng. Để phát triển chơi tương tác với người khác và khả năng tưởng tượng, ba mẹ nên chọn một số đồ chơi phù hợp như: búp bê, thú bông, đồ chơi nấu ăn, nhà, ô tô, cờ cá ngựa.
Đồ chơi kỹ năng vận động
Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong vận động, bé thường phản ứng chậm. Để giải quyết vấn đề này, ba mẹ có thể phát triển cho trẻ theo hướng :
– Phát triển kỹ năng vận động tinh: trẻ tự kỷ cần được chơi các trò chơi phát triển sự khéo léo tay như chơi các bộ xếp hình, thả các khối vào hộp, nặn đất. Các môn thủ công trở thành công cụ cho trẻ phát triển vận động tinh cũng như khuyến khích trí sáng tạo và tưởng tượng.
– Phát triển kỹ năng vận động thô: Những trái banh, xe đạp, dây nhảy dây…là những trò chơi tập được kỹ năng phối hợp tay chân và giữ thân bằng. Những chuyển động này có khả năng kích thích trung tâm ngôn ngữ của não bộ, vì vậy các món đồ chơi trên có thể giúp trẻ tự kỷ vận động khả năng ngôn ngữ và truyền thông.
Chú ý: Khi chơi với trẻ cần tạo ra ngang tầm mắt với trẻ, cố gắng tạo ra sự chú ý của trẻ vào người chơi và người chơi cũng phải chú ý vào hành động trẻ đang làm. Chơi hồn nhiên, bắt chước hành động chơi của trẻ, tạo không khí vui nhộn và hỗ trợ trẻ nếu trẻ không biết chơi, sau đó giảm dần sự giúp đỡ.
Địa chỉ: Nhà số 5 – Ngõ 100/33 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội
Điện thoại: 04.26295 3584 – Hotline: 0965346227
E-mail: congcuchotre@gmail.com
Website: http://www.Milor.com.vn – www.ark-usa.com.vn