Những rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Những rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Những rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Những rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp và phát triển của bé. Quá trình giao tiếp của bé bao gồm sự biểu đạt ngôn từ (sử dụng từ, đặt các loại câu). Và sự tiếp nhận thông tin (hiểu được lời người khác nói và biết cách phản hồi đúng).

Những rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Những rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Các vấn đề về ngôn ngữ thường gặp ở trẻ

Trong quá trình phát triển ngôn ngữ, trẻ có thể gặp phải một số rắc rối ngôn ngữ và cần có sự can thiệp của cha mẹ trong vai trò hướng dẫn chỉ dạy để bé được phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. 

Trẻ có thể ít nói, thụ động hoặc tỏ ra khó khăn khi diễn đạt một vấn đề nào đó. Bé tỏ ra yếu trong quá trình phản hồi thông tin. Bé thường chậm chạp hoặc không trả lời rõ ý những câu hỏi của bạn.
– Với trẻ 3 tuổi: Trẻ khó có thể nói hết một câu ngắn đầy đủ nghĩa.
– Với trẻ 4 tuổi: Trẻ không biết cách hoàn thành một câu hoàn chỉnh gồm 3 từ trở lên. Trẻ cũng thường xuyên lẫn lộn khi sử dụng các đại từ nhân xưng.
– Với trẻ 5 tuổi: Trẻ không phân biệt được các trạng từ đơn giản như bên trên, bên dưới, phía trước, phía sau…

Những rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Những rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Những rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Trẻ nói ngọng

Phần lớn trẻ dưới 3 tuổi chưa có khả năng uốn lưỡi, tạo cử động lưỡi để tạo những âm thanh chuẩn khi bé nói; chẳng hạn, bé lẫn lộn giữa từ “c” với “t”, “p” với “b”… Tình trạng phát âm nhầm khá phổ biến cho đến khi bé lên 7 tuổi.

Trong những trường hợp này cần có sự can thiệp của cha mẹ như cha mẹ nên phát âm chuẩn. Bạn không nên nói nhanh hoặc cố tình “nhại từ” mà nên nói chậm rãi, nhấn mạnh vào những từ có cách phát âm khó để bé bắt chước. Bạn cũng không cần phải yêu cầu trẻ nói đúng trong lần đầu tiên, nên lặp lại từ bé vừa nói nhưng theo một cách chính xác.

Những rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Những rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Trẻ phát âm không rõ

Trẻ phát âm không rõ (hoặc không thể phát âm đúng) do có tật trong lưỡi hoặc lưỡi của bé ít có khả năng đặt đúng vị trí khi bé nói. Những trẻ này thường có biểu hiện đẩy lưỡi ra ngoài khi phát âm nên khiến âm thanh bật ra ngượng nghịu và không được rành mạch.

Vai trò của cha mẹ: Bạn thử kiểm tra xem việc bé thở có tốt không. Nếu không, bé có thể phải điều trị do mắc chứng cảm, dị ứng hoặc những trục trặc về xoang. Vì vậy, bé phải thở bằng mũi và bằng miệng cùng lúc. Việc mở miệng khi thở là nguyên nhân khiến lưỡi của bé trải rộng và bị lộ ra bên ngoài. Thói quen mút tay, ngậm ti giả hay ngậm bình sữa cũng là nguyên nhân góp phần khiến trẻ phát âm không rõ.

Trẻ nói lắp

Hiện tượng này tương đối phổ biến với trẻ đang ở giai đoạn đầu quá trình phát triển ngôn ngữ. Vì vậy trẻ muốn bộc lộ mong muốn của mình qua lời nói. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do não của trẻ chưa kịp tiếp nhận ngôn từ mà bé đã muốn diễn đạt. Cho nên, bé sẽ rơi vào hoàn cảnh phải lặp đi lặp lại một vài từ trong khi chờ tìm được đúng từ bé muốn nói. Thỉnh thoảng, nói lắp là do bé thích bắt chước, lâu dần sẽ trở thành thói quen ở trẻ.

Cách xử lý khi trẻ nói lắp có vai trò quan trọng. Nên giữ cho giọng của bạn nhẹ nhàng và chậm rãi khi bình luận câu chuyện cùng bé. Cũng không nên bắt bé phải nói chậm lại. Thay vì điều này, bạn nên nói chậm trước và bé sẽ biết cách làm theo. Giữ cho mắt bạn thoải mái, nở nụ cười và thật kiên nhẫn khi giao tiếp với bé. Nếu thấy bạn hành động vội vàng, bé sẽ có cảm giác bị áp lực nên bé càng nói nhanh – bé càng dễ bị nói lắp hơn. Nếu thấy bạn mệt mỏi, bé sẽ không được tự tin và tỏ ra rụt rè.

Những rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Những rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Biện pháp xử lý những rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Để hạn chế tối đa sự rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Thì đầu tiên cần hạn cho trẻ tiếp xúc với tivi, máy tính, máy chơi game, điện thoại… Vì đây từ 0 – 3 tuổi là giai đoạn trẻ em bắt đầu xây dựng những cơ sở về khả năng ngôn ngữ của mình. Cần tăng cường cho trẻ giao tiếp trực tiếp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cần nói rõ ràng, phương pháp này đã được các trung tâm nuôi dạy trẻ áp dụng rất thành công. Trong biện pháp giáo dục trực tiếp này, cha mẹ hoặc cô giáo cùng tham gia vào các trò chơi, các bài học để hướng dẫn uốn nắn cho trẻ nghe, nói chuẩn lời nói, từ ngữ… Giúp trẻ phát triển khả năng nghe, nói, sử dụng ngôn ngữ đúng. Nhờ đó trẻ trở nên mạnh dạn hơn trong giao tiếp và biết sử dụng các từ ngữ cần thiết để biểu đạt nhu cầu, tình cảm của mình. Cha mẹ và người thân trong gia đình luôn luôn khuyến khích khả năng nói, hát, tham gia các trò chơi. Tăng cường cho trẻ tiếp xúc với những hoạt động hấp dẫn. Khi dạy trẻ nghe và nói, chúng ta cũng không nên gò ép trẻ phải có tiến bộ ngay trong việc học các từ mới mà cần kiên trì, dạy trẻ mỗi ngày một số từ và câu nói mới.

CÔNG TY TNHH MILOR VIỆT NAM

Địa chỉ: Nhà số 5 – Ngõ 100/33 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội

Điện thoại: 04.26295 3584 – Hotline: 0965346227

E-mail: congcuchotre@gmail.com

Website: http://www.Milor.com.vn – www.ark-usa.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *