Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ. Kỹ năng giao tiếp là thứ mà bất cứ trẻ nào cũng cần phải học trước khi bước vào cuộc sống. Tuy nhiên với trẻ tự kỷ thì khả năng giao tiếp là vô cùng khó khăn. Vì không phải chỉ dạy trẻ kỹ năng giao tiếp mà còn phải giúp trẻ nhớ và hiểu được. Điều này khiến cho các mẹ băn khoăn khá nhiều. Dưới đây chính là một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ.

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ

Đa số trẻ tự kỷ khả năng nói và ngôn ngữ thường kém nên việc giao tiếp đối với trẻ gặp nhiều hạn chế. Đối với trẻ bình thường, trẻ học nói bằng cách bắt chước các hành động của người lớn. Tuy nhiên đối với trẻ tự kỷ, khả năng bắt chước ở lại không tốt. Vì vậy nguyên tắc trong việc dạy trẻ giao tiếp là phải dựa trên nhu cầu của trẻ.

Không riêng gì trẻ Tự kỷ, bất cứ trẻ nào chậm nói đều gặp phải vấn đề hiểu ngôn ngữ. Vậy làm thế nào để phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ?

Để có thẻ phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ, đầu tiên hãy dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ. Với cách làm này sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ con biết cách nói chuyện, trả lời câu hỏi. Con sẽ dần dần xóa đi nỗi sợ giao tiếp do hạn chế về vốn từ.

Thu hút sự chú ý của trẻ.

Trẻ tự kỷ thường hay làm lơ trước lòi nói và hành động của mọi người. Vì vậy, để có thể tăng khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ thì điều đầu tiên cần làm đó chính là thu hút sự chú ý của trẻ. Hãy làm cho trẻ thấy sự hiện diện của bạn rõ ràng và lý thú hơn. Hãy bắt đầu bằng những gì trẻ thích thú nhất. Với nhứng thứ khiến trẻ thích thú, giả dụ như đồ chơi. Bạn hãy trò chuyện với trẻ về đồ chơi đó.

Khi trò chuyện với trẻ, bạn cần cố gắng tạo các tình huống cho trẻ giao tiếp. Ban đầu có thể để trẻ chỉ tay hoặc làm một việc gì đó. Ví dụ như bạn cùng với trẻ nói về một đồ vật nào đó, bạn hãy hỏi trẻ “Đây là cái…”. Bạn có thể bắt đầu việc này với việc nhẹ nhàng nắm tay trẻ để chỉ vào món đồ đó, và về sau hãy giảm dần sự giúp đỡ hướng dẫn của bạn để trẻ tự làm.

Giúp trẻ hiểu cử chỉ

Cũng như giống với thu hút sự chú ý cho trẻ, bạn hãy giúp bé hiểu rõ cử chỉ đó là gì. Có thể thực hiện một cử chỉ nhiều lần trong cùng một tình huống. Ví dụ như, bạn lấy một cây bút màu và vẽ ra giấy. Vừa vẽ bạn vừa giải thích cho trẻ hiểu như “Mẹ đang tô màu”, “mẹ vẽ ngôi nhà”….
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ

Ngoài ra để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ, bạn còn có thể giới thiệu các cử chỉ vào các công việc hàng ngày. Ví dụ, như bảo bé gật đầu khi bạn nói “Con lại đây”… Hãy sử dụng những cử chỉ này nhiều lần vào những thời điểm khác nhau và tình huống khác nhau. Khi trẻ muốn với lấy một vật gì đó, hãy nắm lấy cánh tay của trẻ và đưa về hướng có món đồ vật đó để trẻ có thể chạm vào và tự lấy nó.

Dạy trẻ thể hiện cảm xúc

Trẻ tự kỷ thường không biết biểu lộ cảm xúc, vui buồn, tức giận, lo lắng… Vì thế nếu muốn dạy trẻ biết các bộc lộ cảm xúc thì bạn phải tạo ra các tình huống cho trẻ trải nghiệm. Hoặc bạn có thể phóng đại các cử chỉ, điệu bộ của mình để trẻ quan sát. Có thể đó là dáng vẻ vô cùng ngạc nhiên, vô cùng vui vẻ hoặc buồn bã.

Trẻ tự kỷ không biết chơi đùa hoặc chơi các trò chơi có tính chất tương tự. Vì thế, hãy bắt đàu với trẻ bằng những trò chơi có tính chất chờ đợi. Khi chơi cùng trẻ bạn hãy dùng những cử chỉ, lời nói nhẹ nhàng để trẻ cảm thấy thoải mái và cảm nhận được sự gần gũi. Hoặc bạn có thể cùng trẻ nhìn vào gương và tạo ra các khuôn mặt khác nhau mang những cảm xúc khác nhau. Đó cũng là một cách hiệu quả trong việc dạy trẻ tự kỷ bộc lộ cảm xúc.

Giúp trẻ tự kỷ hoàn thiện ngôn ngữ

Thông thường những trẻ tự kỷ khi nói chuyện, thường sử dụng những từ đơn là chủ yếu. Bé không thể nói được cả 1 câu hoàn chỉnh. Vì thế để giúp trẻ giao tiếp tốt, hãy bắt đầu chú ý đến ngôn ngữ của trẻ và giúp bé hoàn thiện nó từng chút một.

Lôn luôn tạo cơ hội cho trẻ được mở rộng vốn từ. Ví dụ khi trẻ nói “nước”, bạn có thể tập cho con nói là “Uống nước” hoặc “Con uống nước”. Việc mở rộng vốn từ giúp trẻ có vốn từ vụng phong phú hơn. Khả năng ghép các từ và học nói tốt hơn. Hãy tận dụng mọi tình huống trong ngày để mở rộng vốn từ cho trẻ.

Tuy nhiên, trong một ngày, bạn không nên bắt trẻ học quá nhiều từ vựng. Điều đó sẽ làm cho trẻ quá tải và dẫn đến chán nản. Và bạn sẽ không đạt được những gì bạn mog muốn.

Hướng dẫn trẻ sử dụng ngôn ngữ thay vì cử chỉ.

Sau khi trẻ đã biết thể hiện mong muốn, bạn hãy nâng cao kỹ năng giao tiếp hơn cho trẻ bằng việc hướng dẫn trẻ biểu đạt bằng ngôn ngữ. Hãy tập cho bé cố gắng nói ra những điều mình muốn, thay vì dùng các cử chỉ như ban đầu. Nếu bé không hợp tác, thì bạn cung sẽ không đáp ứng cho nhu cầu của trẻ. Có thể thời gian đầu, trẻ sẽ không hiểu được vấn đề hay tỏ ra khó chịu. Nhưng bạn đừng lo lắng, hãy lặp lại yêu cầu để bé thực hiện theo.

Dạy trẻ tự kỷ cần có rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Hãy tạo cho trẻ sự thoải mái và gần gũi để trẻ cảm thấy an toàn nhất. Sau cùng cha mẹ cần hiểu rằng, phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ là cả một quá trình kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Không chỉ giúp con gia tăng vốn từ, mà cha mẹ còn giúp con thích tương tác, nói chuyện cũng như giúp con tăng khả năng tập trung, ghi nhớ và phản xạ khi giao tiếp cùng mọi người.

>>> Xem thêm: Những cách can thiệp tại nhà cho trẻ tự kỷCông cụ trị liệu cho trẻ tự kỷ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *