Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ. Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời. Trẻ tự kỷ ít có sự giao tiếp và tương tác xã hội. Trẻ tự kỷ không phải không nhận thức được, có những em ý thức rất tốt. Các em chỉ khó khăn trong giao tiếp. Để trẻ trở thành những đứa trẻ bình thường như bao trẻ cùng trang lứa khác vai trò của gia đình và người giáo dục trẻ là hết sức quan trọng.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ
Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ

Mục tiêu giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ

– Giúp trẻ gặp khó khăn trong học tập khắc phục những điểm yếu như:
+ Cách thức giao tiếp, ứng xử.
+ Các kĩ năng sống cơ bản.
+ Tăng khả năng vận động của các e.
+ Phát huy tối đa các tố chất thế mạnh của các em như: kĩ thuật, toán, tin học…
+ Có thể tiếp thu được phần kiến thức cơ bản trong chương trình.
– Giúp các em dễ dàng hòa nhập cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ

Tìm hiểu về sở thích, thói quen của trẻ

Việc tìm hiểu sở thích ở trẻ là rất quan trọng. Khi hiểu được trẻ yêu thích và đam mê điều gì sẽ giúp bạn gần gũi và có những cách khuyến khích trẻ phù hợp. Cha mẹ trẻ tự kỷ cần chú ý quan sát những hành động, lời nói của trẻ. Để biết được sở thích, thói quen của trẻ. Từ những điều mà trẻ ưa thích, trẻ có thể làm được bạn có thể khuyến khích trẻ cùng tham gia, hoạt động với mọi người xung quanh.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ
Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ

Thường xuyên gần gũi trẻ

Bạn phải tuyệt đối kiên trì với trẻ này, trẻ thường xuyên cáu gắt, khó chịu, nhưng bạn đừng vội nản lòng mà từ bỏ. Thường xuyên trò chuyện với trẻ bằng những lời nói nhẹ nhàng. Có thể một lần trẻ không phản ứng gì, nhưng dần dần trẻ quen và cảm thấy an toàn trẻ sẽ đáp lại bạn. Ở tại môi trường học nên cho trẻ tham gia chơi các trò chơi và hướng dẫn cho trẻ chơi các trò chơi cùng các bạn, tuyệt đối không được để trẻ rơi vào trạng thái cô lập. Đặc biệt là bạn tuyệt đối không đáp ứng tất cả những gì trẻ muốn khi trẻ không chịu nói, hãy hướng dẫn và tạo cơ hội cho trẻ nói. Nếu trẻ không nói bạn không đáp ứng và hãy giải thích cho trẻ hiểu việc “con không nói thì không ai hiểu được con đang muốn điều gì”.

Khuyến khích trẻ

Khi giao tiếp với trẻ tự kỷ bạn bạn cần áp dụng nguyên tắc 4:1(4 khen ngợi động viên trẻ và 1 phân tích, chỉ ra lỗi sai của trẻ). Bạn có thể dành cho trẻ những phần quà nho nhỏ để tuyên dương khuyến khích trẻ. Khi chúng làm tốt những điều gì đó hãy dùng nhiều hành động như khen ngợi, tặng quà,… bằng nhiều hình thức khác nhau bạn có thể khiến trẻ muốn lặp lại hành động đó để tiếp tục được khen ngợi như vậy. Khen ngợi rất hữu ích với trẻ, kể cả đối với trẻ bình thường.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ
Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ

Cách quan tâm trẻ

Giáo viên nên cho trẻ ngồi bàn đầu để trẻ có thể tập trung tối đa được, tránh việc để trẻ ngồi gần cửa sổ. Khi trẻ phá phách hãy để cho trẻ ở trong một không gian yên tĩnh để trẻ tĩnh tâm lại. Khi bạn giao việc cho trẻ đừng đòi hỏi trẻ thực hiện ngay mà bạn hãy hướng dẫn hoặc cùng trẻ làm từng bước một để trẻ thực hiện dần dần.

>> Xem thêm: Cách can thiệp trẻ tự kỷ tại nhà

Một số biện pháp can thiệp hành vi trẻ tự kỷ khi hòa nhập

– Ân cần, nhẹ nhàng động viên trẻ khi thấy trẻ khóc hoặc có những biểu hiện khủng hoảng để trẻ vui vẻ đến trường và tạo sự tin tưởng cho phụ huynh;

– Giờ học: xếp trẻ vào bàn học bình thường như các bạn khác, tránh cho trẻ ngồi gần cửa sổ. Yêu cầu trẻ làm giống các bạn. Nhưng nếu trẻ không thích, có thể vẫn chiều theo ý thích của trẻ. Nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn rồi lại hướng trẻ về yêu cầu ban đầu;

– Xếp hàng ra vào lớp: dạy trẻ cách đứng vào hàng để đứng cùng các bạn trong lớp. Giáo viên có thể nắm tay và dẫn trẻ đi. Như vậy có thể giúp trẻ cảm thấy an toàn và gần gũi với giáo viên hơn.

– Giúp đỡ trẻ: vì khả năng tự phục vụ của trẻ còn hạn chế nên cần rất nhiều sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Như: lấy sách vở; nhờ sự hỗ trợ từ phía các học sinh khác trong hoạt động nhóm đôi bạn học tập;

– Thường xuyên quan tâm đến trẻ. Để trẻ yên tâm tự giác hòa mình vào các hoạt động tập thể một cách thường xuyên, GV phải luôn nói chuyện với trẻ mọi lúc, mọi nơi; gần gũi, theo sát, chỉ bảo trẻ để uốn nắn những hành vi lệch lạc; động viên kịp thời những tiến bộ của trẻ.

Trong quá trình giao tiếp với trẻ, giáo viên cũng như cha mẹ trẻ tự kỷ phải luôn xem lại các phương pháp dạy của mình. Không thể áp dụng cùng một phương pháp cho tất cả các trẻ. Và cũng không có phương pháp nào là tốt nhất. Cần có sự kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp . Dựa trên từng đặc điểm, sở thích, tính cách của từng đối tượng. Thường xuyên quan sát và nắm bắt kịp thời các phản ứng của trẻ để vận dụng phương pháp đúng thì hiệu quả sẽ đạt cao hơn.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ
Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ

10 điều trẻ tự kỷ cần cha mẹ và giáo viên hiểu

– Hành vi của con là sự giao tiếp. Tất cả các hành vi của con xuất hiện vì một lí do. Nó cho cha mẹ và thầy cô biết. Có những trẻ tự kỷ khả năng ngôn ngữ kém nên trẻ dùng các hành động để diễn đạt mong muốn của mình. Vì vậy cần tìm hiểu mong muốn của trẻ thay vì bỏ qua nó.
– Đừng bao giờ giả thiết điều gì. Nếu không có những sự kiện cụ thể, một sự giải định chỉ là một sự phỏng đoán mà thôi.
– Xin cha mẹ hãy nhìn vào các vấn đề về cảm giác trước.
– Hãy cho con có một chút giải lao để con có thể tự điều chỉnh bản thân trước khi con cần có.
– Hãy cho con biết cha mẹ muốn con làm gì một cách chủ động hơn là cách thụ động.
– Xin cha mẹ hãy giữ những kỳ vọng đối với con trong chừng mực hợp lý, đừng quá tham vọng. Không nên ép buộc trẻ mà không cs ý đến những cảm giác và phản ứng của trẻ.
– Xin hãy giúp con chuyển đổi giữa các hoạt động.
– Xin cha mẹ và thầy cô đừng làm cho những tình huống xấu trở nên tồi tệ hơn. Lên giọng hay nói to của mọi người, chế nhạo hay nhại lại con, châm chọc, lăng nhục, đưa ra những lời kết tội vô căn cứ, đem so sánh con với người khác…
– Xin hãy phê bình một cách tế nhị.
– Hãy cho con có sự lựa chọn thực sự và chỉ sự lựa chọn thực mà thôi.
————————————————–

CÔNG TY TNHH MILOR VIỆT NAM

Địa chỉ: Nhà số 5 – Ngõ 100/33 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội

Điện thoại: 04.26295 3584 – Hotline: 0965346227

E-mail: congcuchotre@gmail.com

Website: http://www.Milor.com.vn – www.ark-usa.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *