Các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ

Các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ

Các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ.

Các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn không chỉ ở ngôn ngữ, giao tiếp xã hội mà còn gặp khó khăn trong các vận động. Các phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ đều lấy việc tăng cường vận động cho trẻ là một hoạt động cần thiết trong phác đồ trị liệu.

Tác dụng của vận động đối với trẻ tự kỷ

Các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ. Vận động là một phương pháp giáo dục dựa vào sự quan sát và xử dụng các giác quan một cách hợp lý để kích thích các khả năng của trẻ emThông qua sự vận động trong các trò chơi, các em dần dần hoàn thiện những kỹ năng còn yếu của mình. Điều này cho thấy tầm quan trọng của vận động đối với trẻ tự kỷ. Vận động là 1 trong 3 yếu tố chính của một cơ thể khỏe mạnh, đó là Dinh dưỡng; Tinh thần và Vận động trao đổi chất.

Các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ
Các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ

Phần lớn trẻ tự kỷ đều gặp khó khăn về vận động, có những trẻ khả năng vận động kém hoặc ít vận động một cách bất thường, nhưng có những trẻ lại vận động nhiều hơn hẳn bình thường, đồng thời khó khăn trong việc tự kiểm soát hành vi. Trẻ tự kỷ cũng gặp vấn đề khó khăn trong điều tiết cảm giác cơ thể. Vì thế, vận động là điều quan trọng, thiết yếu cần thực hiện để giúp trẻ giữ được trạng thái cân bằng, từ đó có thể sinh hoạt, học tập hiệu quả. Vận động giúp cải thiện tình trạng trẻ, mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Vận động là nền tảng giúp trẻ tự kỷ kiểm soát hành vi, kích hoạt hành vi vận động, thúc đẩy hoặc kiểm soát tốc độ cũng như khả năng tư duy…giúp cho việc học tập và sinh hoạt của trẻ sẽ hiệu quả hơn.

Ngoài ra, vận động còn giúp phát triển khả năng phát âm cho trẻ gặp vấn đề về ngôn ngữ. Phát âm và ngôn ngữ là một trong những vấn đề mà hầu hết trẻ tự kỷ nào cũng gặp phải. Vì vậy, để có thể phát âm chính xác đòi hỏi phải luyện tập các kỹ năng vận động tinh.

Các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ

Về cơ bản, vận động được chia làm 2 loại: vận động tinh và vận động thô. Các kỹ năng cử động nhỏ, tỉ mỉ, khéo léo (như viết chữ, chơi đàn…) được gọi là vận động tinh, còn vận động thô là các vận động mạnh (như chạy nhảy, đi bộ…). Ngoài ra, còn có một số loại vận động khác như vận động hỗ trợ ngôn ngữ, vận động điều hòa cảm giác…

Vận động thô

Sự phát triển của các kĩ năng vận động thô là phần quan trọng trong chương trình học của trẻ. Mặc dù khả năng vận động thô của trẻ tự kỷ và trẻ có rối loạn phát triển thường phát triển bình thường nhưng vẫn cần phải dạy kĩ năng mới cùng với phương pháp dạy ở những lĩnh vực chức năng khác.

Những vấn đề vận động thô thường gặp nhất ở trẻ tự kỷ là:

  • Thiếu năng lượng và sức mạnh cơ bắp.
  • Kiểm soát thăng bằng kém.
  • Vụng về khi vượt chướng ngại vật.
  • Kiểm soat tốc độ và sức mạnh kém.
  • Khó tổ chức toàn thân vào một động tác vận động thô tích hợp.

Một số bài tập vận động thô cho trẻ tự kỷ

1) Trò chơi vỗ tay (trẻ từ 0 -1 tuổi)
  • Mục đích: Tăng cường khả năng vận động hai bên phối hợp.
  • Mục tiêu: Vỗ tay đằng trước
  • Hướng dẫn: Để trẻ ngồi trong lòng, đối diện với mặt củ mình. Vỗ tay chậm trong khi hát một giai điệu đơn giản. Sau đó nhẹ nhàng cù trẻ để trẻ thích thú. Lặp lại các hành động trên 1- 2 lần. Khi trẻ bắt đầu quen với trò chơi, dần dần giảm bớt sự trợ giúp bằng cách cầm cổ tay trẻ, rồi thấp hơn là cầm cánh tay trẻ một cách nhẹ nhàng. Và cuối cùng thì bạn chỉ chạm vào tay trẻ để biểu lộ răng trẻ nên bắt đầu vỗ tay.
Các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ
Các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ
2) Uốn dẻo: chạm vào ngón cái (trẻ từ 1-2 tuổi)
  • Mục đích: Nâng cao sự linh hoạt và tình trạng sức khoẻ toàn diện.
  • Hướng dẫn: đứng cạnh trẻ với cánh tay xuôi thẳng trước mặt và mu bàn tay đối diện với mặt đất. Giúp trẻ tạo tư thế tương tự. Dạy trẻ bắt trước và từ từ gập cong bụng cho đến khi cách tay duỗi thẳng xuống dưới. Sau đó chạm tay vào đầu gối. Nếu trẻ khó bắt chước, có thể giúp trẻ tạo tư thế đúng. Dần dần chmj thấp xuống cho đến khi chạm cả vào ngón chân cái mà không gập gối.
3) Đứng trên đầu ngón chân (trẻ 2- 3 tuổi)
  • Mục đích: Nâng cao khả năng thăng bàng và sức khẻo đôi chân.
  • Hướng dẫn: Ngồi đối diện với trẻ. Từ từ nhấc cao người trên ngón chân cái , giứu tư thế đó trong vài giây rồi từ từ hạ chân xuống sàn. Lặp lại động tác và thu hút sự chủ ý của trẻ vào động tác. Cầm cánh tay trẻ và khi bạn từ từ nâng người trên ngón chân cái, nhẹ nhàng năng cánh tay trẻ ch đến khi trẻ cũng đứng trên ngón chân cái. lắp lại động tác nhiều lần cho đến khi trẻ tự đứng trên ngón chân cái của mình. Sau đó gairm đàn sự trợ giúp cho đến khi trẻ có thể tự mình thực hiện động tác.
4) Lăn ( trẻ 3- 4 trẻ)
  • Mục đích: Nâng cao tình trạng thể chất toàn diện
  • Hướng dẫn: Tìm chỗ rộng trên bề mặt mềm mại như thảm hoặc cỏ. Hướng dẫn trẻ nằm sao cho cánh tay xuôi hai bên người và bàn tay đặt sát vào hông. Sau đó lăn từ từ theo một hướng. Không được để trẻ lăn tự do. Khi trẻ bắt đầu tự lăn được, chỉ cho trẻ cách dừng và lăn trở lại.
5) Nảy bóng ( trẻ 4- 5 tuổi)
Các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ
Các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ
  • Mục đích: nâng cao khả năng kiểm soát cánh tay và đôi chân, phối hợp tay mắt tốt hơn.
  • Hướng dẫn: cho trẻ quan sát bạn làm mẫu 1- 2 lần. Sau đó cầm tay trẻ và dùng tay để nảy bóng. giảm đàn kierm soát đối với tay trẻ khi trẻ tự mình nảy bóng. Cố gắng cho trẻ nảy bóng 5 lần không cần trợ giúp.
6) Kéo co (trẻ tù 5- 6 tuổi)
Các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ
                 Các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ
  • Mục đích: Nâng cao sức khỏe đôi tay và sự phát triển cơ bắp toàn diện
  • Hướng dẫn: Vẽ một vạch thẳng trên sàn, đặt sợi dây vắt ngang qua vạch. đưa cho tẻ một đầu của sợi dây, bạn cầm một đầu. Dùng kí hiệu cho trẻ cố gắng kéo bạn qua vạch. Đảm bảo rằng trẻ phải vận dụng hết sức lực  nhưng không được làm cho trẻ nản chí hoặc thấy đau.

Vận động tinh

Những kỹ năng vận động tinh dùng để chỉ những hoạt động liên quan đến việc sử dụng tay và ngón tay. Nếu trẻ càng kiểm soat được tay và ngó tay tốt thì các bài học sẽ dễ dàng hưn và hấp dẫn hơn cho cả trẻ và GV.

Các kỹ năng vận động tinh liên quan mật thiết đến việc bắt chước, tri giác, vận động thô và đặc biệt là sự phối hợp tay mắt. Việc phát triển tốt các kỹ năng tự chăm sóc, vẽ, viết và kỹ năng tiền học nghề đều phụ thuộc vào khả năng vận động tinh của trẻ. Các kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực vận động tinh gồm có: 1) Cử động tay và ngón tay ột cách có kiểm soát, 2) Cầm nắm vật trong một tay không cần trợ giúp; 3) Thao tác đồ vật để thực hiện nhiệm vụ; 4) Sử dụng phối hợp cả 2 tay.

Một số bài tập vận động tinh cho trẻ tự kỷ:

1) Cầm nắm thìa ( trẻ từ 0 – 1 tuổi)
  • Mục đích: Thức đảy kĩ năng cầm nắm và tự xúc ăn.
  • Hướng dẫn: Cầm lấy tay trẻ  và gập ngón tay trẻ nắm lấy cán thìa, để trẻ nắm bằng cả bàn tay. Dùng tay bạn để củng cố trẻ cầm thìa và ngăn không đẻ trẻ làm rơi thìa hoặc ném thìa đi. Giúp trẻ cầm thìa vài dây đồng thời trò chuyện nhẹ nhàng và khích lệ trẻ. Tăng dần thời gian trẻ cầm thìa trước hi kết thúc hoạt động. Khi nào bạn cảm thấy tay trẻ cầm thìa chặt hơn thì buông lỏng tay bạn với tay trẻ. Cuối cùng rút cả tay và quan sát trẻ xem trẻ có tự mình cầm thìa trong vài dây được không.
2) Bước đầu tô màu ( trẻ 1 – 2 tuổi)
  • Mục đích: phát triển kỹ năng tô màu sơ cấp
  • Hướng dẫn: Lấy một tờ giấy, một bút màu, vẽ nguệch ngoạc 2- 3 nét ngẫu nhiên. Dùng cùng tờ giấy và bút màu, cố gắng giúp trẻ tạo ra các nét.Đặt bút màu vào tay trẻ và dùng tay bạn khép chặt tay trẻ để hướng dẫn. Giúp trẻ vẽ nguệch ngoạc vài nét. Sau đó đặt bút màu vào hộp. lặp lại quy trình với bút màu thứ hai. Giảm dần trợ giúp cho đến khi trẻ có thể tự mình tô màu. Khuyến khích trẻ tô màu trong khoảng thời gian lâu hơn nhưng chỉ cho trẻ ít bút màu để trẻ có thể thấy số bước cần thực hiện.
Các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ
Các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ
3) Kéo dây ( trẻ 2- 3 tuổi)
  • Mục đích: Nâng cao khả năng cầm nắm và kiểm soát vận động tinh.
  • Hướng dẫn: Thu hút sự chú ý của trẻ và cho trẻ thấy các kéo dây trên đồ chơi để nó phát ra tiếng. Sau đó đưa đồ chơi vào tay trẻ và hướng dẫn trẻ kéo sợi dây. Đưa cho trẻ đồ chơi khác và khuyến khích tẻ tự kéo dây. Chỉ cho trẻ vị trí sợi dây và mo tả động tác kéo dây để trẻ thực hiện động tác kéo. Cuối cùng, dạy trẻ cầm đồ chơi và kéo dây mà không cần trợ giúp, vì vậy trẻ phải cố gắng sử dụng phối hợp cả hai tay.
4) Cắt bằng kéo (trẻ 3- 4 tuổi)
  • Mục đích: Nâng cao khả năng kiểm soát vận động tinh và cách dùng kéo.
  • Hướng dẫn: Đặt 3 dải giấy và kéo trước mặt trẻ. Thu hút sự chú ý của trẻ và làm mẫu cho trẻ quan sát. Cầm tay trẻ và cầm kéo đúng cách. dùng tay bạn củng cố trẻ cầm nắm và kiểm soat từng cử động. Cầm tay kia cảu trẻ và giúp trẻ cầm giấy. Thao tác tay trẻ để thực hiện động tác mở và khép kéo vài lần. Giúp trẻ cắt từng mảnh giấy. Giảm dần sự trợ giúp khi trẻ đã quen với động tác. Khuyến khích trẻ cắt từng nhát trên dải giấy.
Các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ
Các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ
5) Phơi đồ ( trẻ 4- 5 tuổi)
  • Mục đích: tăng sự khỏe khoắn của bàn tay và độ dài của sự chú ý đối với các cử động phối hợp.
  • Hướng dẫn: Buộc chặt dây giữa hai cây hoặc hai thứ đồ để treo cao ngang vai trẻ. Đặt đồ phơi dưới chân trẻ và kẹp trong hộp ở bên phải cái rổ. Chỉ dẫn trẻ bằng cách hướng tay trẻ rồi Hướng dẫn trẻ theo các bước sau: ” lấy khăn (dùng tay trái), lấy kẹp (dùng tay phải), treo khăn (treo lên dây), kẹp vào (bóp kẹp mỏ ra, đặt vào khăn, thả tay)”. nếu bạn cảm thấy trẻ gặp khó khăn với bước nào thì hãy cho trẻ thực hiện riêng rẽ từng bước.
6) Đinh ghim bảng (trẻ 5- 6 tuổi)
  • Mục đích: Nâng cao khả năng kiểm soát vận động tinh và sức khỏe bàn tay.
  • Hướng dẫn: Ngồi tại bàn với trẻ và đặt bảng trên xốp trên bàn trước mặt trẻ. Làm mẫu động tác cho trẻ quan sát: dùng ngón cái và ngó trỏ  nhặt đinh ghim ở phần mũ. cầm trước mặt trẻ để trẻ thấy chính xác cách cầm. Từ từ ấng đinh ghim vào xốp. Cầm ngó tay cái và ngón tay trỏ của trẻ rồi lặp lại quy trình, hướng dẫn trẻ nhặt đinh ghim lên và ấn vào bảng xốp. Nếu trẻ không dịch chuyển để nhặt đinh ghim, cầm tay trẻ và hướng dẫn trẻ lần nữa. Lặp lại quy trình cho đến khi trẻ có thể tự thực hiện thao tác.

Trên đây là các bài tập vận động cho trẻ tự kỷ, các bậc phụ huynh có thể thực hiện cùng trẻ.

*** Xem thêm: Các bài tập vận động môi miệng cho trẻ chậm nói; Quản lý hành vi của trẻ tự kỷ; Trị liệu cảm giác cho trẻ tự kỷ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *