Trị liệu cảm giác cho trẻ tự kỷ

BIỆN PHÁP TĂNG CHÚ Ý CHO TRẺ TĂNG ĐỘNG

BIỆN PHÁP TĂNG CHÚ Ý CHO TRẺ TĂNG ĐỘNG

Biện pháp tăng chú ý cho trẻ tăng động là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Đặc điểm chung là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Căn bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý

Hội chứng tăng động giảm chú ý là một rối loạn có tính chất tâm lý dễ gặp. Ngày nay tỷ lệ trẻ bị tăng động khá cao.

Tăng vận động

Trẻ mắc tăng động giảm chú ý thường không thể ngồi im, múa tay múa chân, chạy nhảy liên tục, đang làm việc này chuyển ngay sang việc khác. Trẻ sẽ cố gắng đứng lên và chạy xung quanh, hoặc khi buộc phải ngồi xuống, chúng thường liên tục ngọ nguậy hoặc vặn vẹo trong ghế.

Giảm chú ý

Bé khó tập trung trong học tập, làm việc, sinh hoạt, kể cả lúc vui chơi. Bé dễ bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh, không để ý nghe người khác nói chuyện. Khó tập trung làm bài tập, hay để quên và làm thất lạc đồ đạc.

 Xáo trộn tình cảm

Trẻ tăng động giảm chú ý có thể khó mà kiềm chế được cảm xúc. Trẻ có thể bùng phát các cơn thịnh nộ hoặc giận giữ ở những thời điểm không phù hợp.

Không hoàn thành nhiệm vụ

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể thích thú với rất nhiều thứ. Nhưng trẻ lại không theo những thứ đó đến tận cùng. Thường thì trẻ sẽ bắt đầu một dự án, hay một công việc, hoặc bài tập về nhà. Nhưng bỏ dở giữa chừng và quay sang thứ khác thu hút sự chú ý của chúng.

Mơ màng

Trẻ mắc tăng động giảm chú ý thường được mô tả điển hình là hay huyên náo, ồn ào, nhưng có những trường hợp không phải thế. Một dạng khác của chứng này thì yên tĩnh hơn và ít liên quan đến bạn bè. Trẻ có thể nhìn lơ đãng ra ngoài trời, và bỏ qua những điều đang diễn ra quanh mình.

Những rối loạn hành vi khác là: rối loạn giấc ngủ (thường là trẻ rất khó ngủ, rối loạn lo âu… Các rối loạn này có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào từng trẻ và môi trường xung quanh tác động đến trẻ.

Điều quan trọng là trẻ bị tăng động giảm chú ý không hề kém thông minh so với các bạn. Vấn đề là, chúng gặp khó khăn để lắng nghe các lời hướng dẫn. Rằng cần lập kế hoạch hay thực hiện một kế hoạch, dẫn tới những lỗi do lơ đễnh.

Ngoài ra, một dấu hiệu thường gặp của trẻ bị tăng động là không có khả năng nhận biết được nhu cầu và mong muốn của người khác. Trẻ có thể cắt lời người khác khi họ đang nói chuyện và rất khó khăn khi chờ đến lượt. Chẳng hạn như trong hoạt động trong lớp và khi chơi đùa với các bạn.

Biện pháp tăng chú ý cho trẻ tăng động
Biện pháp tăng chú ý cho trẻ tăng động

Biện pháp tăng chú ý cho trẻ tăng động

Biện pháp tăng chú ý cho trẻ tăng động đầu tiên được đề cập đến là điều chỉnh môi trường lớp học để tăng khả năng tập trung, chú ý. Cụ thể: Xếp chỗ ngồi cho trẻ sao cho trẻ khuyết tật học tập kèm tăng động, giảm chú ý có thể nghe, nhìn được giáo viên, tránh ngồi gần cửa sổ, tránh ngồi gần trẻ nghịch ngợm;

Loại bỏ tất cả các tiếng ồn, vật trưng bày… làm phân tán sự tập trung chú ý của trẻ. Cho trẻ thời gian riêng biệt để hoàn tất mỗi nhiệm vụ được giao.

Dùng vải màu trẻ thích trải trên bàn khi trẻ thực hiện nhiệm vụ được giao. Sắp xếp hoạt động sao cho các hoạt động có chiều hướng kích thích, hưng phấn theo thứ tự sau cùng để tăng sự tập trung, chú ý.

Trị liệu lời nói và ngôn ngữ

Các trẻ khuyết tật học tập kèm tăng động, giảm chú ý bị rối loạn chức năng nói, khó đọc. Ngoài việc điều chỉnh môi trường học tập để tăng khả năng tập trung vẫn cần can thiệp cá nhân.

Cụ thể, cần trị liệu về lời nói cho trẻ. Như luyện nghe, luyện vận động bộ máy phát âm, luyện phát âm, luyện giọng đúng, sửa tật lời nói.

Trị liệu ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc hình thành, phát triển vốn từ, ngữ pháp cho trẻ. Phát triển kỹ năng tiền ngôn ngữ (kỹ năng lắng nghe, chú ý, bắt chước và sử dụng cử chỉ, điệu bộ…).

Dạy học theo cấu trúc hoạt động

Biện pháp tăng chú ý cho trẻ tăng động dạy học theo cấu trúc cho trẻ có nghĩa là giáo viên thiết kế và tổ chức hoạt động theo trình tự logic ổn định.

Dạy học theo cấu trúc giúp trẻ phát triển những điểm mạnh, sở thích của trẻ qua việc trẻ hiểu. Thực hiện các hoạt động độc lập và đoán được những việc xảy ra tiếp theo. Tạo cảm giác an toàn nhằm giảm những hành vi bất thường, tăng khả năng giao tiếp.

Cấu trúc về hoạt động giúp trẻ trả lời câu hỏi “như thế nào?”. Có nghĩa là nhiệm vụ hay hoạt động này phải thực hiện thế nào từ đầu đến khi kết thúc.

Cụ thể, trẻ sẽ phải làm gì, thực hiện nhiệm vụ đó như thế nào, phải thực hiện ở đâu? Có những công cụ/dụng cụ gì để thực hiện nhiệm vụ này? Nhiệm vụ này thực hiện trong bao lâu và phải làm gì sau khi thực hiện xong nhiệm vụ đó?

Sau khi đã đưa cho trẻ những chỉ dẫn cần thiết, giáo viên nên kiểm tra xem liệu trẻ có hiểu đúng được mình phải làm gì không. Bởi trẻ rất khó theo dõi hết các chỉ dẫn của giáo viên.

Trẻ thường trả lời trước khi giáo viên nói xong câu hỏi do tính hấp tấp, bốc đồng. Giáo viên nên cho trẻ ngồi tách xa các bạn để không bị các bạn khác làm mất tập trung.

Trong quá trình trẻ thực hiện nhiệm vụ cần thường xuyên kiểm tra để có thể giúp trẻ sửa sai. Khi trẻ đã hoàn thành nhiệm vụ, phải đưa ra phản hồi tích cực. Bằng cách khen ngợi khi trẻ hoàn tất công việc. Giáo viên cần nói rõ trẻ đã làm tốt việc gì hoặc lỗi việc gì, cùng trẻ sửa chữa.

Điều trị bằng thuốc

Không phải mọi trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý đều cần uống thuốc. Tuy nhiên, biện pháp tăng chú ý cho trẻ tăng động bằng thuốc được khuyến cáo đối với đa số trẻ rối loạn giảm chú ý. Nhất là trẻ gặp khó khăn về mặt hành vi, học tập và xã hội gây nên bởi chứng rối loạn này. Những thứ thuốc này đều là thuốc kích thích thần kinh. Chỉ bác sĩ điều trị mới được kê đơn thuốc và phải đi kèm với giám sát tâm lý.

Điều hòa cảm giác

Một số trẻ tăng động giảm chú ý có ngưỡng phản ứng cao hoặc thấp hoặc tìm kiếm cảm giác.

Với đối tượng này, ngoài việc điều chỉnh môi trường về thị giác, thính xác, xúc giác và sự chuyển động nhằm giúp trẻ bình tĩnh hơn. Giáo viên nên thiết kế các hoạt động giúp trẻ cảm nhận bản thể đối với trẻ. Có sự phối hợp vận động thô kém nhằm tác động đến chức năng điều khiển của hệ thần kinh trung ương.

Biện pháp tăng chú ý cho trẻ tăng động với trẻ có sự phối hợp vận động tinh và trẻ khó viết. Giáo viên nên cho trẻ đồ, tô các hình, chữ, tập viết chữ, sử dụng kéo, chơi đất nặn, rót nước vào bình theo mức ấn định, xâu hạt hoặc chơi bắn bi…

 

Biện pháp tăng chú ý cho trẻ tăng động
Biện pháp tăng chú ý cho trẻ tăng động
Sử dụng công cụ trị liệu

Ngoài ra, có thể sử dụng các công cụ trị liệu cảm giác để điều hòa cảm giác cho trẻ. Việc sử dụng các công cụ trị liệu cảm giác sẽ kích thích các giác quan của trẻ. Thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm cảm giác ở trẻ. Sử dụng công cụ trị liệu được xem là một biện pháp tăng chú ý cho trẻ tăng động. Với kết cấu bề mặt có các gờ cảm giác sẽ giúp trẻ luyện tập các bài tập vùng vị giác, xúc giác…. Khi sử dụng công cụ trị liệu cảm giác sẽ giúp trẻ tăng tập trung vào hoạt động hơn.

 

Biện pháp tăng chú ý cho trẻ tăng động
Biện pháp tăng chú ý cho trẻ tăng động

 

Biện pháp tăng chú ý cho trẻ tăng động
Biện pháp tăng chú ý cho trẻ tăng động

Công ty Milor Việt Nam tự hào là công ty phân phối dụng cụ trị liệu cảm giác tại Việt Nam. Ngoài ra công ty Milor Việt Nam còn cung cấp các công cụ trị liệu dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt.

Địa chỉ: Nhà số 3 – Ngõ 100/33 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội

Điện thoại: 04.26295 3584 – Hotline: 0978 977 713

E-mail: congcuchotre@gmail.com

Website: http://www.concuchotre.com – www.ark-usa.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *