Trị liệu cảm giác cho trẻ tự kỷ

Trị liệu cảm giác cho trẻ tự kỷ

Trị liệu cảm giác cho trẻ tự kỷ

Trị liệu cảm giác cho trẻ tự kỷ! Và những lợi ích của nó mang lại.

 

Theo các chuyên gia nghiên cứu, hầu hết trẻ tự kỷ ít nhiều có rối loạn cảm giác. Tùy theo mức độ khác nhau và ở những giác quan khác nhau. Có trẻ chỉ bị rối loạn một vài giác quan nào đó nhưng cũng có thể tất cả giác quan. Những rối loạn thường phổ biến ở hai thái cực là thiếu nhạy cảm hoặc quá nhạy cảm. Hay ngưỡng cảm giác quá thấp hoặc quá cao, cũng có thể trẻ thiếu nhạy cảm ở giác quan này nhưng lại tăng nhạy cảm ở giác quan khác. Có khi độ nhạy cảm của trẻ bị thay đổi trên cùng một giác quan ở những thời điểm khác nhau hay hoàn cảnh khác nhau.

Do cảm giác là cơ quan thụ cảm, là đầu vào của các hoạt động nhận thức. Nều cảm giác bị rối loạn tất yếu dẫn đến rối loạn nhận thức. Đồng thời sẽ gây ra rối loạn phát triển. Chính vì lý do đó mà trong trị liệu trẻ tự kỷ, trị liệu cảm giác lại rất quan trọng.

Trị liệu cảm giác cho trẻ tự kỷ
Trị liệu cảm giác cho trẻ tự kỷ

Trị liệu cảm giác cho trẻ tự kỷ là một hoạt động dựa trên phân tích những điểm yếu trong cảm nhận giác quan của trẻ tự kỷ. Từ đó, chương trình can thiệp sẽ đúng trọng tâm và chính xác trên mỗi trẻ. Đúng với từng mức độ bệnh mà trẻ đang gặp phải.

Trị liệu cảm giác: giúp trẻ tự kỷ bình tĩnh, củng cố hành vi tốt. Giúp chuyển đỗi dễ dàng giữa các hoạt động, sử dụng các chương trình riêng biệt liên quan đến đu quay, trampoline (nhún), cầu trượt

Lợi ích của việc trị liệu cảm giác

Các giác quan có một vai trò quan trọng trong quá trình học hỏi.  Vì thế nó sẽ có hệ quả nếu trẻ có vấn đề về xử lý các cảm nhận qua giác quan.  Các vấn đề này ảnh hưởng đến khả năng lưu giữ thông tin, lọc bỏ những thông tin ngoài lề và ở trong tình trạng tỉnh táo nhất để có thể tập trung làm việc cần làm.  Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ trong lớp học vì việc hỏi phụ thuộc nhiều vào những khả năng này.  Giáo viên cần hiểu các cảm nhận đầu vào có ảnh hưởng thế nào đến mức độ tỉnh táo của học sinh.

Đối với trẻ bình thường

  • Thư giãn.
  • Tăng dòng máu và mạch bạch huyết (tăng cường miễn dịch – giải thích thêm của người dịch: mạch bạch huyết phụ trách phần miễn dịch của cơ thể)
  • Giãn cơ (giãn những cơ bắp phải làm việc quá sức, tăng độ linh động của các khớp)
  • Làm chắc các cơ yếu mềm (giảm chuột rút)
  • Giảm stress (giảm trầm cảm và lo âu)
  • Bình thường hóa huyết áp
  • Cải thiện thăng bằng/ nhịp thở (hỗ trợ hen và những vấn đề khác về đường thở)
  • Giảm đau
  • Cải thiện giấc ngủ (giảm mệt mỏi)
  • Tiêu hóa tốt hơn (tăng cân ở những đứa trẻ sinh non)
  • Tăng năng lượng
  • Hồi phục các vết thương (sau phẫu thuật, giảm sẹo, giảm phù nề, giảm chứng viêm khớp…)
Trị liệu cảm giác cho trẻ tự kỷ
Trị liệu cảm giác cho trẻ tự kỷ

Đối với trẻ tự kỷ

  • Tăng chú ý/ Tăng hành vi có ý nghĩa.
  • Giảm xao nhãng bởi những âm thanh không liên quan.
  • Ngủ tốt hơn (không bị thức tỉnh, giấc ngủ kéo dài hơn).
  • Nâng cao mức độ thư giãn.
  • Ít hành vi tự kỷ hơn/ cải thiện quan hệ xã hội.
  • Xoa bóp mạnh bàn chân và chân giúp giảm trương lực cơ và giảm đi nhón chân.
  • Những trẻ dễ bị xao nhãng, tăng động thì có đáp ứng tốt với việc ép sâu và mang nặng.
  • Xua tan độc tố và viêm trong mô não và làm cho tế bào não tăng khả năng đáp ứng và xử lý thông tin.
  • Mát xoa làm tăng lợi ích của các trị liệu khác (ví dụ điều hòa cảm giác).
  • Mát xoa làm tăng mức oxytocin là chất được ghi nhận có hàm lượng thấp ở trẻ tự kỷ (oxytocin làm tăng cảm giác ấm, thư giãn, tình cảm, giảm stress).
  • Ép sâu / chấp nhận va chạm và giúp bình tĩnh (va chạm nhẹ có thể là kích thích quá mức).
  • Ép sâu giúp trẻ tự bình tĩnh và thư giãn và do đó có thể xử lý được các kích thích cảm giác.
  • Hồi phục năng lượng, có lợi chung cho sức khỏe của đứa trẻ.

Những điều cần lưu ý khi áp dụng trị liệu cảm giác cho tự kỷ

– Lực ép: từ trung bình đến mạnh thường là hiệu quả. Đôi khi áp lực cực mạnh có thể đem lại hiệu quả nhiều hơn.

– Nơi bắt đầu: bắt đầu ở phần trên lưng hoặc đầu. Không bắt đầu ở mặt hoặc bụng (là những điểm dễ bị nguy hiểm).

– Dụng cụ: đồ chơi gắn nhạc, bóng, vật cuộn tròn, chính tay của trẻ, áo vest nặng, chăn điện, bóng trị liệu, v.v

– Tạo thành thói quen đơn giản và làm đi làm lại để tăng cảm giác thoải mái và quen thuộc. Làm đều cả hai bên của cơ thể để tạo thăng bằng

– Thở: sử dụng các bài tập thở để khuyến khích trẻ tham gia vào trị liệu.

Trị liệu cảm giác cho trẻ tự kỷ
Trị liệu cảm giác cho trẻ tự kỷ

Xây dựng chương trình Trị liệu cảm giác cho trẻ tự kỷ.

– Trước tiên cần xây dựng “hồ sơ” xác định chi tiết cụ thể các mức độ nhạy cảm của từng giác quan của trẻ.

– Lập danh sách các hoạt động có thể khiến trẻ cảm thấy bình tĩnh ví dụ như tạo áp lực sâu, đung đưa nhẹ, hoạt động giúp trẻ cảm thấy tỉnh táo hơn ví dụ như nhảy, ngồi xích đu, nhai những thứ giòn hoặc cứng. Bên cạnh đó cần phân định rõ trẻ thích hoạt động nào và không thích hoạt động nào.

Trị liệu cảm giác cho trẻ tự kỷ
Trị liệu cảm giác cho trẻ tự kỷ

– Sắp xếp hợp lý những hoạt động này thành một lịch trình cho từng ngày. Thông thường, các nhà trị liệu hay sắp xếp các hoạt động cơ bản thành một nhóm và cho trẻ thực hiện đều đặn vài lần trong 1 ngày. Sau đó là cho trẻ thực hiện các hoạt động có tính chất tăng cường khác tùy thuộc vào mức độ kích thích của từng trẻ.

Địa chỉ: Nhà số 5 – Ngõ 33/100 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội

Điện thoại: 04.26295 3584 – Hotline: 0965346227

E-mail:congcuchotre@gmail.com

Website: http://www.Milor.com.vn – www.ark-usa.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *